Giáo dục STEM là gì?
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng giáo dục học sinh theo bốn chuyên ngành cụ thể – khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên ngành và ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học là các môn học riêng biệt và rời rạc, STEM tích hợp chúng vào một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực.
Tầm quan trọng của giáo dục STEM
Theo báo cáo của trang web STEMconnector.org , vào năm 2018, dự đoán ước tính nhu cầu của thị trường lao động là 8,65 triệu lao động trong các công việc liên quan đến STEM. Khu vực sản xuất sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên đáng báo động với các kỹ năng cần thiết – gần 600.000 nhân sự.
Đây không phải là vấn đề riêng của các quốc gia đang phát triển. Ngay tại những nước có nền tảng khoa học công nghệ cao như Vương quốc Anh, Học viện Kỹ thuật Hoàng gia đã có báo cáo rằng Người Anh sẽ cần số lượng nhân sự tốt nghiệp chuyên ngành STEM mỗi năm là 100.000 người, cho đến năm 2020 chỉ để đáp ứng nhu cầu lao động. Theo báo cáo, Đức thiếu hụt 210.000 công nhân trong các ngành toán học, khoa học máy tính, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của STEM mời các bạn tham khảo bài viết: STEM – Phương pháp giáo dục thay đổi tương lai?
Tại Việt Nam, dự đoán trước nhu cầu nhân lực STEM cho sự phát triển của đất nước, Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục STEM như: Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2016-2017; Bên cạnh đó tần suất các Hội thảo và chuyên đề về giáo dục STEM liên tục được tổ chức ở các tỉnh thành.
Học tập tổng hợp
Điều tách biệt STEM với giáo dục toán học và khoa học truyền thống là môi trường học tập kết hợp và cho học sinh thấy phương pháp khoa học có thể được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Nó dạy cho học sinh tư duy tính toán và tập trung vào các ứng dụng giải quyết vấn đề trong thế giới thực. Như đã đề cập trước đây, giáo dục STEM bắt đầu trong khi học sinh còn rất trẻ:
Trường Mầm non – Giáo dục STEM tập trung vào giới thiệu các khóa học STEM. Mục tiêu là tạo ra một môi trường trải nghiệm cho trẻ, tạo cho trẻ khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trẻ có thể trải nghiệm STEM theo các dự án, chủ yếu là khám phá thế giới xung quanh, tăng khả năng nhận thức, tò mò, đam mê tìm hiểu của trẻ.
Trường tiểu học – Giáo dục STEM tập trung vào các khóa học STEM cấp độ giới thiệu, cũng như nhận thức về các lĩnh vực và nghề nghiệp STEM. Bước ban đầu này cung cấp việc học tập dựa trên yêu cầu và kết nối tất cả bốn môn học STEM. Mục tiêu là để thu hút sự quan tâm của học sinh vào cái mà họ muốn theo đuổi thông qua các dự án. Các cơ hội học tập STEM trong trường và ngoài trường học đều nên được khuyến khích.
Trung học cơ sở – Ở giai đoạn này, các khóa học trở nên khắt khe và thách thức hơn. Học sinh vẫn được khuyến khích nhận thức và theo đuổi về các lĩnh vực và nghề nghiệp STEM, cũng như các yêu cầu học tập của các lĩnh vực đó. Học sinh được khám phá các nghề nghiệp liên quan đến STEM bắt đầu ở cấp độ này.
Trường trung học – Chương trình học tập trung vào việc áp dụng các môn học một cách đầy thách thức và nghiêm ngặt. Các khóa học và hướng nghiệp tập trung vào các lĩnh vực và nghề nghiệp STEM, cũng như chuẩn bị cho việc làm sau trung học.
Do các dự báo về mức độ cần thiết của các lao động liên quan đến STEM khá cao trong tương lai, dẫn đến nhu cầu tìm hiểu và muốn được học tập tại các cấp độ trường học bắt đầu tăng cao. STEM tất nhiên không phải là hướng đi duy nhất cho các bạn trẻ muốn tìm kiếm những công việc va thu nhập cao trong tương lai, có nhiều con đường nghề nghiệp để chúng ta chọn lựa. Tuy nhiên, việc cập nhật những kỹ năng mới đương nhiên sẽ giúp bạn tự tin và dễ thích ứng hơn trong một thế kỷ nhiều biến động.
Tác giả: Dr. Tien Nguyen – Cara Social Skill Education.