KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN : TÂM LÝ TUỔI TEEN

Ở lứa tuổi thiếu niên cấu tạo mới đặc trưng và trung tâm trong nhân cách thiếu niên là sự nảy sinh ở các em cảm giác về sự trưởng thành, cảm giác mình là người lớn. Đây là cảm giác độc đáo ở lứa tuổi thiếu niên. Cảm giác “mình đã lớn”. Các em biết rằng mình chưa thật sự lớn nhưng sẵn sàng muốn trở thành người lớn, xuất hiện mong muốn được mọi người công nhận sự trưởng thành. Thể hiện ở việc các em phân tích có chủ định những đặc điểm về trạng thái, phân tích tâm lý, tính cách của mình; biết tự phê phán bản thân, chú ý đến khả năng, năng lực của mình để hình thành hệ thống những nguyện vọng, mục tiêu, giá trị phấn đấu cho bản thân. Các em quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu mối quan hệ người – người (đặc biệt là quan hệ nam – nữ), quan tâm đến việc thể nghiệm những rung cảm mới, khao khát tình bạn mang động cơ mới để tự khẳng định, tìm chỗ đứng của mình trong nhóm bạn, trong tập thể, muốn được bạn bè yêu mến. Đặc biệt ở độ tuổi này các em cần phải được trang bị các kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên để co thể hiểu được tâm lý của bản thân

  1. Sự phát triển mạnh mẽ của ý thức
Sự phát triển mạnh mẽ của ý thức

Nét đặc trưng cơ bản trong tâm lý thiếu niên là mâu thuẫn giữa một bên có tính chất quá độ và một bên là sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ; dẫn đến mâu thuẫn cụ thể giữa ý muốn cao với trình độ hiểu biết, khả năng hiểu biết hạn chế, giữa cường độ mạnh mẽ của hành động với sự bền vững trong hoạt động của thiếu niên. Các em còn yêu, thiếu nhưng không muốn bị giáo dục, không muốn bị người lớn coi thường.

  1. Khả năng tự đánh giá
Khả năng tự đánh giá

Để hoàn thiện khả năng tự đánh giâ một cách khách quan việc trang bị các kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên là vô cùng cần thiết.

Đánh giá bản thân:

Ban đầu dựa vào đánh giá của những người gần gũi, người có uy tín; về sau hình thành khả năng độc lập, phân tích và đánh giá bản thân bằng cách so sánh mình với những người bạn cùng tuổi mà các em yêu thích.

Khả năng tự đánh giá bản thân chưa tương xứng với nhu cầu nhận thức bản thân, do kỹ năng, tầm hiểu biết chưa đầy đủ dẫn đến mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em và thái độ của mọi người xung quanh khiến các em hầu như không hài lòng về bản thân.

Vì sự tự đánh giá của thiếu niên thường cao hơn hiện thực mà người lớn thường đánh giá thấp khả năng của thiếu niên, các em lại rất nhạy cảm với những lời nhận xét của người lớn dẫn đến mâu thuẫn giữa các em và người lớn. Người lớn cần khách quan nhìn nhận, đánh giá đúng khả năng của các em; công nhận khuyến khích ưu điểm; ân cần chỉ bảo, giúp các em sửa sai những khuyết điểm.

Đánh giá người khác:

Các em rất nhạy cảm với người khác; thường quan sát và đánh giá mọi người một cách kín đáo. Đối tượng đánh giá thường là thầy cô, cha mẹ và bạn bè xung quanh; nhờ vậy các em tìm ra hình mẫu mà mình muốn noi theo. Các em nhận thức và đánh giá được những hình mẫu nhân cách, phẩm chất tốt đẹp nhưng chưa đủ hiểu để rèn luyện những phẩm chất đó. Thái độ đánh giá khách quan, thẳng thắn, dứt khoát nhưng còn phiến diện.

Trong quá trình hoạt động với bạn bè, tập thể, sự đánh giá của mọi người cùng khả năng thực tế sẽ giúp thiếu niên thấy sự chưa toàn diện của mình để có động lực phấn đấu phát triển bản thân theo hình mẫu đã chọn.

  1. Tự giáo dục
Tự giáo dục

Việc áp dụng các kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên và khả năng đánh giá và tự đánh giá phát triển, thiếu niên đã hình thành một phẩm chất nhân cách quan trọng là sự tự giáo dục. Ở những thiếu niên lớn, xuất hiện thái độ đối với sự tiến bộ của bản thân, thái độ kiểm tra bản thân; các em chưa hài lòng nếu chưa thực hiện được những nhiệm vụ, những kế hoạch đã đặt ra. Các em tự tác động đến bản thân, tự giáo dục ý chí, tìm tòi những chuẩn mực nhất định, tự đề ra những mục đích, nhiệm vụ cụ thể để xây dựng hình mẫu cho bản thân trong hiện tại và tương lai.

Điều này có ý nghĩa to lớn: thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em phát triển, các em không chỉ là khách thể mà còn trở thành chủ thể của giáo dục. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần khuyến khích và hướng dẫn các em kịp thời, đúng hướng để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất.

Sự phát triển hứng thú của thiếu niên: phát triển mạnh hơn cả về chiều sâu và chiều rộng. Thể hiện ở việc các em tích cực tham gia các lĩnh vực hoạt động ngoài học tập ở trường như: phim ảnh, âm nhạc, thể thao, hoạt động xã hội….. thậm chí có hứng thú với nghề nghiệp. Điều này thúc đẩy tính tích cực của các em trong quá trình rèn luyện thể chất và đạo đức xã hội.

VD: một số em hoạt động kinh doanh nhỏ, bán những mặt hàng như đồ handmade, quần áo cho lứa tuổi của mình.

Hạn chế:

Còn tản mạn, chưa ổn định, chưa bền vững và sâu sắc nên khó có thể nhận định như một “đam mê”, dễ thay đổi; có tính chất kỹ thuật đơn giản. Đôi khi mang tính chất bay bổng, thiếu thực tiễn: mong muốn tham gia nhiều lĩnh vực mà không quan tâm đến khả năng hoạt động của mình. Vì vậy cần giáo dục để rèn luyện cho các em sự kiên trì và hứng thú làm việc để đạt mục đích cuối cùng.

VD: ở trường, các em hăng hái tham gia các hoạt động câu lạc bộ, văn hóa – văn nghệ – thể thao hay những hội, nhóm có chung sở thích về lĩnh vực nào đó nhưng hầu như chỉ một thời gian sau, các em không còn hứng khởi như ban đầu nữa và tiếp tục vì 1 lý do khác.

  1. Sự hình thành đạo đức của thiếu niên
Sự hình thành đạo đức của thiếu niên

Tất cả chúng ta đều biết tuổi thiếu niên là tuổi hình thành thế giới quan, lí tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị…Tuổi thiếu niên của chúng ta được tính từ 11-15 tuổi. Đạo đức được hình thành ở học sinh tiểu học. Nhưng càng lớn lên thì nhận thức đạo đức của mỗi em sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn do sự mở rộng của các mối quan hệ xã hội, sự tự ý thức. Do trí tuệ và tự ý thức phát triển, thiếu niên đã biết sử dụng nguyên tắc, quan điểm, sáng kiến riêng khác học sinh tiểu học chỉ răm rắp nghe lời người lớn.

VD: khi còn nhỏ bố mẹ chúng ta bảo không được đi chơi thì chắc chẳng mấy bạn dám cãi lời mà răm răp nghe theo nhưng lớn lên một chút các bạn lại thích tự làm những gì mình thích, thường cãi lại lời cha mẹ, người lớn nếu như cảm thấy không đúng, không thích.

Ở độ tuổi này các em luôn mong muốn vươn lên làm người lớn, khẳng định mình nên ý chí có sự thay đổi và mang màu sắc mới. Thiếu niên coi việc tự tu dưỡng là nhiệm vụ quan trọng của bản thân (nhất là các em nam). Nhiều em suy nghĩ và hiểu sai giữa bướng bỉnh với kiên trì, liều lĩnh với can đảm…

Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện đạo đức bao gồm:

  • Gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con cái. Điều kiện kinh tế của gia đình là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái. Chẳng hạn, đối với gia đình có điều kiện, cha mẹ sẽ có điều kiện và thời gian để yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình kinh tế khó khăn, cha mẹ phải bôn ba lo toan cuộc sống thì việc giáo dục con cái sẽ bị xao nhãng.
  • Bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo đức ở nhà trường cũng rất quan trọng. Môi trường sống xung quanh cùng với những nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức…

Do vậy, cần phải tạo một môi trường xã hội thật sự trong sạch, lành mạnh và phát triển để giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tốt đẹp hơn. Khóa học Fastrackids Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp các em giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên và đây là môi trường thực sự tốt để giúp các em phát triển bản thân. Ngoài ra khóa học cũng sẽ trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 và định hướng nghề nghiệp cho các em .

Nguyễn Thị Huế – giáo viên kỹ năng sống tại Hệ thống kỹ năng sống Cara

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn