Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng cách cha mẹ cần trang bị kỹ năng tư duy phản biện ngay từ ban đầu. Nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng tư duy phản biện là hay cãi lại lời bố mẹ nhưng ít phụ huynh lại không biết rằng con đang lập luận theo cách của các con mà bố mẹ vội vàng ngắt lời ngay. Phụ huynh không chịu bớt thời gian để giải thích một vấn đề cho con hiểu và không để con tự mình hiểu ra vấn đề mà nói luôn rằng việc này của con là sai, không đúng hay con phải làm thế này, con phải làm thế kia.
Hãy để con có kỹ năng tư duy phản biện, để con có suy nghĩ rõ ràng, hợp lý và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Vậy làm cách nào để trang bị cho con kỹ năng tư duy phản biện, biết phân tích các vấn đề hợp lý và kích thích được tư duy của các con.
1. Nâng cao vốn từ vựng của con
Vốn từ vựng mà con hiểu biết được là yếu tố đầu tiên để phát triển kỹ năng sống cho trẻ và các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21. Khi con biết thêm được nhiều từ vựng thì con có thể hiểu và phân tích được nhiều vấn đề. Con dùng những từ ngữ phù hợp, liên quan đến nhau để giải thích một vấn đề.
Điều tốt nhất để tăng vốn từ cho con là cha mẹ nên dành thời gian đọc sách cùng con, khi đi đến một nơi nào đó thì hãy kể một câu chuyện cho con hay đi trên đường thì khi có những từ con chưa hiểu và có những từ ngữ con chưa gặp lần nào thì hãy hỏi con và giải thích cho con nghe hiểu về từ ngữ đó.
2. Đặt những câu hỏi “tại sao” cho con
Câu hỏi “tại sao” cũng góp phần phát triển kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng tư duy phản biện một vấn đề nào đó. Khi con giải thích được vì sao cùng là một vật khi thả xuống biển đại dương thì chìm mà thả xuống biển chết lại nổi? Như vậy, con đã hiểu được vấn đề và phản biện lại khi có người khác nói không đúng.
Hãy luôn ra những câu hỏi tại sao cho con để con suy nghĩ và tìm hiểu về vấn đề đó sẽ làm con nhớ hơn thay vì bố mẹ giải thích luôn cho con. Như thế là bố mẹ đã hạn chế sự tư duy vấn đề của con và con cũng sẽ nhanh quên.
3. Khuyến khích các con đặt câu hỏi lại cho mình
Nhiều phụ huynh vẫn quan niệm rằng: Sao trẻ con nhiều câu hỏi vậy? Như thế thì bao giờ mới trả lời hết được? Thôi thì kệ.
Như vậy là các phụ huynh đang hạn chế sự tìm tòi, tư duy của con. Thay vì đó, hãy khuyến khích con đặt câu hỏi lại cho mình. Sau đó, hãy hướng dẫn con tìm câu trả lời cho câu hỏi con vừa đặt ra và phụ huynh hãy thảo luận lại với con khi đã có câu trả lời. Đôi khi hãy giả vờ không biết đáp án và nhờ con giải đáp giúp mình.
4. Đưa ra những đáp án, câu hỏi ngược
Phụ huynh nhiều khi vội vàng, chưa lắng nghe con mà đã đưa ra đáp án đúng có sẵn cho con thì con chỉ cần áp dụng luôn đáp án đó mà không biết tại sao đáp án lại như vậy. Lúc đó, khi có một người đưa ra đáp án khác với đáp án của con thì con lại chưa phản biện lại được và không giữ được quan điểm của mình.
Để rèn luyện tốt kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là kỹ năng tư duy phản biện, phụ huynh hãy đưa ra những đáp án chưa đúng để con nhận diện được vấn đề và phản biện lại được. Hãy đưa ra những câu hỏi ngược lại cho con để con phản biện lại và bảo vệ được ý kiến của mình.
5. Chơi những trò chơi giải câu đố
Bố mẹ hãy dành thời gian chơi với con trò giải câu đố để hiểu thêm về trẻ, tạo dựng tình cảm gia đình và góp phần cải thiện kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ con rất thích giải những câu đố thông minh và chỉ cần có người chơi cùng mình. Vậy thay vì cho con xem điện thoại, máy tính, ti vi,… thì hãy tổ chức trò chơi giải đố với con để con suy nghĩ, tư duy hợp lý về một vấn đề. Như vậy, con sẽ dễ dàng phân tích, nhìn nhận những vấn đề xảy ra xung quanh con để con nhận ra đâu là hợp lý, là đúng và có cách giải quyết hợp lý.
Bố mẹ cũng có thể chơi những trò chơi liên quan đến logic để con phát triển tư duy một cách đúng và hiệu quả nhất.
Hiện nay, có quá nhiều thông tin mà các con phải tiếp nhận, trong đó có những thông tin chính xác cũng có những thông tin sai lệch. Tư duy phản biện làm tăng khả năng ngôn ngữ cũng như sự tự tin giao tiếp, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Ngoài việc học kiến thức trường lớp và học tại nhà, cha mẹ hãy tìm thêm cho trẻ một khóa học kỹ năng sống hay một khóa trại hè bán trú để trẻ được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, gặp gỡ các bạn đồng trang lứa để cùng nhau phát triển bản thân theo cách đúng đắn nhất. Hãy trang bị cho con kỹ năng tư duy phản biện – Kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21 nhé!
(Theo cô Vi Quỳnh – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)