Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên trở thành một người thành đạt, vậy ngay từ khi trẻ còn nhỏ các bậc cha mẹ cần phải làm gì để đạt được mong muốn trên? Để có thể nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, nuôi dạy con mình thành đạt trong tương lai, cha mẹ cần rèn giũa cho trẻ những thói quen, đức tính tốt ngay từ khi còn nhỏ.
1. Làm chủ bản thân
Làm chủ bản thân là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm, cũng có nghĩa là trẻ biết tự chịu trách nhiệm với những hành động, cảm xúc của mình. Kết quả của thói quen này là bé tự tin và luôn cố gắng hết sức trong những việc mình làm. Bé biết làm chủ hành vi, cảm xúc và thái độ của mình, không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bé biết vâng lời và làm việc tốt, ngay cả khi không có ai giám sát.
2. Dạy trẻ cách tiết kiệm
Khi cho trẻ một khoản tiền để chi tiêu, hãy luôn nhắc nhở trẻ về việc tiết kiệm. Hãy cùng con xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng để chúng thấy được sức mạnh của sự tích cóp. Giải thích với con rằng tiết kiệm tiền là một cách để có được những điều thú vị như đi dã ngoại, đi du lịch những nơi yêu thích. Không chỉ có tiết kiệm tiền mà cần phải tiết kiệm các tài nguyên, nhiên liệu: nước, điện… Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ nhỏ sẽ giúp trẻ có ý thức sau khi lớn lên, bởi lẽ, không có người nào thành công nếu cứ “vung tay quá trán” cả.
3. Học cách lắng nghe và chia sẻ
Dạy trẻ biết tôn trọng quan điểm của người khác, kể cả khi nó không giống với quan điểm của mình. Dạy trẻ chịu mở lòng chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Khi trẻ muốn có một món đồ chơi quá đắt tiền hay không phù hợp với trẻ, thì phải biết nghe lời bố mẹ và chọn đồ chơi khác thích hợp hơn.
4. Dạy trẻ học cách chăm sóc bản thân mình
Dạy bé biết chăm sóc bản thân mình bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập đầy đủ và đúng giờ. Dạy bé biết cân bằng thời gian giữa việc học, việc chơi, gia đình, bạn bè nhằm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó, bé luôn nỗ lực làm mới bản thân bằng cách không ngừng học hỏi cái hay, cái mới.
Các nhà khoa học đã thống kê được một số kiểu cha mẹ sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc nuôi dạy những em bé thành đạt trong tương lai bởi họ có những cái nhìn lạc quan cũng như những phương pháp khích lệ tuyệt vời đối với trẻ.
5. Cha mẹ thân thiết, lạc quan và vui vẻ với con cái:
Điều trẻ cần để phát triển còn là một mối quan hệ bền vững, gắn bó, thân thiết với bố mẹ. Cha mẹ là những người sống cùng con cái, tiếp xúc gần gũi với con cái nhất, vì thế mà khi cha mẹ biểu lộ sự lạc quan vui vẻ trước mặt con cái, trạng thái tâm lý đó cũng sẽ lây lan sang trẻ, phát triển tốt kỹ năng sống cho trẻ, có cái nhìn lạc quan và luôn vượt qua được những vấn đề khủng hoảng tâm lý.
6. Cha mẹ luôn đánh giá cao nỗ lực của con:
Khá nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn cho rằng việc khen con giỏi, khen con thông minh là sự động viên và khuyến khích con .Điều này dễ dẫn đến việc sản sinh ra cả một thế hệ luôn tự mãn mình là người thông minh mà ít coi trọng sự nỗ lực. Muốn trẻ trở thành người thành công sau này các bậc cha mẹ cần chú ý cổ vũ, khen ngợi vì những nỗ lực mà con đã đạt được chứ không phải vì bản tính thông minh của con.
7. Cha mẹ dạy con học toán từ sớm:
Trẻ làm quen với các kiến thức toán sơ đẳng từ khi học mẫu giáo không chỉ đạt hiệu quả cao trong việc học toán sau này mà còn phát triển khả năng tư duy, kĩ năng giải quyết, xử lí vấn đề và đạt được nhiều thành công khác trong cuộc sống.
8. Cha mẹ khéo léo dạy con các kỹ năng xã hội:
Cha mẹ của những trẻ em thành đạt trong tương lai không chỉ chăm chăm khuyến khích con học kiến thức từ sách vở mà còn tập trung học hỏi các kỹ năng sống cho trẻ như khả năng giao tiếp, khả năng chia sẻ, thông cảm với mọi người, khả năng tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn.
Ngoài ra, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, các khóa trại hè bán trú, nội trú hay chương trình FasTracKids STEM. Trẻ được gặp gỡ, tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa để cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21. Hãy để con được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu cha mẹ nhé!
Theo cô Dương – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara