Làm gì khi con trẻ mất tập trung

Những đứa trẻ hay cáu giận thường xuyên lăn đùng ra sàn nhà khóc vì ai đó làm mình không vui, ném đồ đạc khi bố mẹ mua đồ chưa vừa ý của trẻ. Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong lúc này đừng vội quát nạt, cáu gắt hay thậm chí đánh đập trẻ vì những hành động như vậy.

Những đứa trẻ cáu giận không phải là những đứa trẻ xấu, chỉ là trẻ chưa biết cách “kiềm chế cảm xúc” của mình, khi trẻ không kiềm chế được cảm xúc của mình là bởi vì trẻ không thể làm vào ngay lúc đó. Nếu bạn có thể giữ được lòng trắc ẩn thì trẻ sẽ cảm thấy đủ an toàn để thức tỉnh, giúp trẻ kiềm chế cảm xúc thì cảm xúc đó sẽ bốc hơi và cũng làm biến mất cơn giận dữ và phản ứng tiêu cực của trẻ. Vậy phải làm như thế nào để đạt được điều đó?

1. Dạy trẻ về các trạng thái cảm xúc.

Đầu tiên là bố mẹ phải dành thời gian dạy cho trẻ cách nhận biết những cung bậc cảm xúc khác nhau như giận dữ, buồn bã và bực bội, cau có, nóng giận. Từ đó, bố mẹ dạy cho trẻ những điều cần làm khi những cảm xúc này thể hiện thái quá nhằm nâng cao kỹ năng sống cho trẻ.

Cha mẹ hãy thấu hiểu và tâm sự với trẻ về các trạng thái cảm xúc

2. Giải thích cho trẻ về kỹ năng lắng nghe người khác

Có một sự khác biệt rất lớn giữa “nghe” và “lắng nghe” đối với trẻ. Bố mẹ cần dạy cho trẻ cách lắng nghe và ghi nhớ khi người khác nói. Nếu chúng ta dạy cho trẻ biết cách lắng nghe người khác nói, chúng sẽ khôn lớn và không dễ dàng cáu gắt.

3. Trang bị cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề.

Hãy cùng thảo luận với trẻ về những kịch bản “con sẽ làm gì nếu…” để trẻ phải suy nghĩ đưa ra quyết định dù có thể kết cục là tốt hay xấu và hãy thảo luận về tất cả các tình huống xảy ra. Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ hãy cùng con diễn theo những kịch bản này và chú ý xem trẻ có những cảm nhận gì sau từng kịch bản đó nhé.Làm như vậy sẽ giúp trẻ hiểu rằng hành động của chúng có vai trò rất quan trọng trong các tình huống cụ thể mà chúng gặp.

4. Chấp nhận những cảm nghĩ của trẻ thậm chí khi chúng không hòa hợp

Khi sự đồng cảm trở thành sự hồi đáp của chúng ta thì những đứa trẻ học được rằng cảm xúc có lẽ là không tốt nhưng chúng lại không nguy hiểm, vậy cha mẹ nên chấp nhận và biến tấu chúng như chúng đang lớn lên thay vì nhồi nhét chúng tới nơi mà chúng cảm thấy khiếp sợ. Những đứa trẻ biết rằng một ai đó hiểu được những cảm nghĩ của chúng thì chúng có xu hướng muốn hợp tác. Trẻ sẽ không phải hét lên để được người khác lắng nghe nữa và khi sự hỗ trợ của chúng ta giúp nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, trẻ học được cách vượt qua những cảm xúc tồi tệ và mặt trời thì vẫn mọc vào ngày mai.

Cha mẹ không nên mắng trẻ khi đang trong cơn tức giận

5. Thảo luận với trẻ về cách kiểm soát cơn giận.

Trẻ cần phải được trang bị về những điều chúng nên làm khi cảm thấy giận dữ giúp chúng có những quyết định tích cực, sáng suốt. Một vấn đề cần phải nhấn mạnh với trẻ đó là giận dữ thường là cảm xúc do những cảm xúc tiêu cực khác gây nên, ví dụ như sợ hãi, ghen tỵ, thất vọng hay cảm xúc bị bỏ rơi.

Hãy giúp trẻ vượt qua cơn giận dữ tột độ và chúng sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn khi những cảm xúc tiêu cực bắt đầu nhen nhóm.

6. Đặt ra các quy tắc.

Trẻ cần những giới hạn khi chúng lớn lên nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Giống như người lớn, trẻ em cũng có những nghĩa vụ nhất định. Việc đặt ra các quy tắc để trẻ phải làm theo những quy tắc đó theo một chuẩn mực nhất định. Trẻ sẽ học được rằng mình nên làm gì và nên tránh làm gì.

Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra những quy tắc không thôi thì chưa đủ, ta cần phải giải thích cặn kẽ cho trẻ hiểu và thực hiện. Những trẻ hiểu rõ “tại sao” những hành động đó là không thể chấp nhận được sẽ ít phá luật.

Khi đã hiểu được các quy tắc, trẻ sẽ cố gắng học cách tiết chế bản thân.

7. Giúp trẻ kìm chế mong muốn đạt được điều mình thích ngay lập tức.

Sự trưởng thành của con trẻ thì không thể rõ ràng nhìn thấy được ngay tức khắc nhưng nó sẽ rất rõ ràng nếu được ghi lại bằng hình ảnh và được thảo luận hàng ngày.

Hãy cho trẻ thấy chúng đã khôn lớn ra sao bởi vì chúng đã tiến tới mục tiêu của mình, điều này sẽ khiến trẻ thấy hài lòng trong khi thực hiện một mục tiêu lâu dài.

Để con được phát triển tốt nhất ngay từ những ngày đầu, cha mẹ hãy tổ chức cho con các chuyến dã ngoại, picnic cùng gia đình và người thân hay cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, các khóa trại hè bán trú, chương trình FasTracKids STEM. Trẻ sẽ được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa, cùng nhau tiếp xúc với môi trường giáo dục hiện đại để phát triển các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21 đúng cách nhất!

Theo cô Phạm Thị Ngọc Ánh – Giáo viên câu lạc bộ kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn