Đối với người lớn, việc kiềm chế cảm xúc không hề dễ dàng. Do đó việc trẻ nhỏ hay lo lắng, giận giữ, buồn bã, không kiềm chế được cảm xúc là điều dễ hiểu. Tuy nhiên đừng vì thế mà cha mẹ lơ là, không bận tâm đến hành vi của trẻ. Đặc biệt là sự giận giữ và bực bội, nó luôn là mồi lửa cho sự căng thẳng và xung đột trong nhà. Nếu không sớm đặt ra giới hạn trong hành vi, suy nghĩ của trẻ, chắc chắn rằng bố mẹ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề rắc rối, khó khăn trong cách dạy trẻ về sau. Đồng thời sự hung hăng, nóng tính từ nhỏ của trẻ sẽ phải đối diện với rất nhiều hệ lụy tiêu cực khi trưởng thành.
Để làm được điều đó, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giúp con kiềm chế cảm xúc như sau:
1. Thông cảm với những cảm giác của trẻ
Bất kể tình huống buồn bực cỡ nào, trẻ sẽ có khuynh hướng bình tĩnh một khi cảm giác của trẻ được lắng nghe, ngược lại nếu trẻ có cảm giác không ai thông cảm với cảm giác của mình thì chắc chắn trẻ sẽ dễ nổi khùng lên. Chính vì thế, cha mẹ cần lắng nghe, khuyến khích để trẻ sẵn sàng bày tỏ ý kiến và suy nghĩ của mình trước những cảm xúc tiêu cực. Điều đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác được an toàn, được quan tâm hơn, sau khi lắng nghe trẻ cha mẹ cần khéo léo nhắc nhở và động viên. Hơn nữa, sẽ giúp trẻ nhận ra được đó là điều không nên, đấy là một cảm xúc, hành vi xấu, dần dần sẽ tạo cho trẻ một thói quen tốt và biết cách kiềm chế cảm xúc, thể hiện hành vi tích cực khi giải quyết vấn đề của trẻ.
2. Thể hiện là giải tỏa
Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, trẻ càng bày tỏ nhiều bao nhiêu, nguy cơ bùng nổ cơn giận càng thấp bấy nhiêu. Để giải tỏa bức xúc, trẻ cần giao tiếp nhiều hơn, bé cần học cách thể hiện các câu nói bắt đầu bằng cụm từ “con nổi nóng vì…”, “con cảm thấy tức giận vì…”. Thay vì phớt lờ, cha mẹ cần khuyến khích trẻ thể hiện nguyện vọng của mình, giải thích rõ cách thỏa mãn nhu cầu nhưng không làm tổ thương người khác.
Cha mẹ nên gợi ý để trẻ diễn tả cảm xúc, bắt đầu vào lúc vui vẻ hạnh phúc, sau đó đến những khi cáu giận, để giúp trẻ hiểu được tâm trạng của chính mình hoặc giúp trẻ nhận biết cảm xúc của người khác. Điều này sẽ giúp trẻ kiềm chế cảm xúc của mình trong những cơn tức giận.
3. Bố mẹ hãy là người biết cách kiềm chế cảm xúc – Là tấm gương để trẻ học tập
Thông thường trẻ nhỏ hay bắt chước những hành động, cử chỉ, lời nói của người lớn. Nếu bố mẹ hay tỏ ra tức giận dù với bất kỳ ai, vì nguyên nhân gì trước mặt trẻ, kể cả khi bố mẹ bộc lộ cảm xúc tiêu cực đó qua một cuộc điện thoại, điều đó rất có thể trẻ sẽ học và làm theo. Một lần, hai lần, nhiều lần, những trạng thái cảm xúc tiêu cực đó sẽ trở thành một phần tính cách của con. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải biết kiềm chế cảm xúc trước mặt trẻ, đặc biệt là những đứa trẻ thường lấy bố mẹ làm hình mẫu lý tưởng của mình của mình hay những đứa trẻ bị hiếu động, bố mẹ cần tinh ý điều chỉnh và giải quyết một cách khéo léo, hiệu quả.
4. Thay đổi không khí
Học cách kiểm soát cảm xúc, sẽ giúp cho trẻ làm chủ được hành vi bên ngoài. Để làm được điều đó cha mẹ hãy chỉ dẫn một số bài tập hiệu quả để trẻ trấn tĩnh cảm xúc của mình chẳng hạn như: hít thở sâu, đi tản bộ ngoài trời, ở một mình thư giãn, vẽ, nghe nhạc, viết nhật ký, tham gia lớp thể dục, thể thao,…
Còn về phía cha mẹ, làm gì để giúp con vượt qua những cảm xúc khó khăn tiêu cực này? Đầu tiên, giúp trẻ nguôi ngoai cơn giận, dẫn trẻ sang phòng khác, kéo trẻ ra khỏi tình huống gây tức giận để cảm xúc lắng xuống. Nếu trẻ cần một mình để lấy lại bình tĩnh, bố mẹ hãy đảm bảo để trẻ được yên tĩnh một mình. Khi trẻ bình tĩnh hơn, khuyến khích trẻ diễn tả cảm xúc của mình. Để bé trình bày “con tức giận vì…”. Lúc này những cảm xúc an ủi, vỗ về sẽ là liều thuốc hoàn hảo nhất để giúp con kiềm chế cảm xúc của mình.
5. Hãy luôn khích lệ và động viên con bằng những cái ôm thật ấm áp
Trẻ thường tức giận, nổi cáu ư! Những tình huống khó khăn đó bố mẹ hoàn toàn có thể giải quyết bằng việc tiếp xúc thể xác, chẳng hạn như một cái ôm thật chặt có thể ngăn ngừa những cảm giác ghen tị hoặc thất vọng dẫn tới sự tức giận. Một cái nắm tay nhẹ nhàng, ấm áp có thể làm dịu đi cơn tức giận trong trẻ.
Hãy nhớ khen ngợi con không chỉ về kết quả con đạt được mà cả những nỗ lực của chúng và đừng trách mắng khi con mắc lỗi lầm hãy để cho trẻ biết rằng trẻ đã kiềm chế cảm xúc giỏi như thế nào và bố mẹ thật khâm phục về điều đó bằng những câu nói tích cực: Mẹ thấy con thật kiên nhẫn với em, co006E đã làm rất tốt khi không nổi cáu với em, con làm gần chính xác rồi, con đã có sự cố gắng rất nhiều, bố mẹ tin là con sẽ làm được, cố lên bố mẹ sẽ trợ giúp cho con,…
Bố mẹ hãy luôn nhớ rằng cách mà bố mẹ đang dạy trẻ ở hiện tại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đên tương lai của trẻ sau này. Chính vì thế hãy luôn tinh ý và dạy con theo phương pháp hiệu quả, tích cực nhất. Ngoài ra, để con phát triển kỹ năng sống tốt nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa trại hè bán trú, chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ cha mẹ nhé!
Theo cô Triệu Thị Tiên – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara