Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra bối rối khi thấy sự đồng cảm ở trẻ. Làm thế nào mà một đứa trẻ như vậy có thể hiểu, chia sẻ và đồng cảm với ngưới khác? Các chuyên gia tin rằng khả năng tinh vi này được thiết lập ở tất cả trẻ em. Mặc dù, ở độ tuổi mầm non, tiểu học, các con thường tự cho mình là trung tâm nhưng đây cũng là lúc mối quan tâm của trẻ dành cho người khác bắt đầu tỏa sáng. Tuy nhiên, khi trẻ mới biết đi và vẫn đang học cách bày tỏ cảm xúc và hoạt động, trẻ sẽ cần đến sự hỗ trợ và khuyến khích của bạn để phát triển sự đồng cảm ở trẻ.
- Làm thế nào để trẻ học cách đồng cảm?
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng sự đồng cảm ở trẻ thực sự không bắt đầu xuất hiện cho đến khi trẻ khoảng 2 tuổi và thậm chí sau đó, sự đồng cảm không phát triển nhất quán. Trẻ mới biết đi với thái độ “tôi, tôi, tôi” bình thường giúp chúng có được sự độc lập. Vì vậy, chúng không nhận ra rằng những người khác có cảm xúc và nhu cầu tách biệt với chúng.
Trẻ bắt đầu trở nên đồng cảm hơn khi chúng bắt đầu tìm ra chúng là ai. Khi còn nhỏ, trẻ học cách xác định cảm xúc của chính mình (“Tôi buồn”). Sau đó, trẻ dần nhận ra cảm xúc của chúng cũng có ở người khác (“Bạn Linh đang khóc, bạn ấy cũng buồn”). Tiếp theo, trẻ sẽ tìm ra lý do tại sao những người khác cảm thấy buồn (“Bạn Minh đã làm đau chân của Linh”) và đưa ra cách để giúp đỡ.
Mặc dù, mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ của riêng mình, bạn có thể giúp trẻ mới biết đi phát triển các yếu tố của sự đồng cảm ở trẻ – tự chủ, công bằng – tôn trọng ngay bây giờ.
- Làm thế nào bạn có thể hỗ trợ trẻ?
- Đừng loại bỏ cảm xúc
Khi cha mẹ tôn trọng và chấp nhận tình cảm, cảm xúc của trẻ, trẻ em sẽ tự tin hơn và dễ dàng kết bạn hơn. Tránh việc giảm thiểu liên tục những cảm xúc của con bạn. Việc nói “Không có gì để khóc” khi con bạn rơi nước mắt có thể khiến trẻ thất vọng và buồn hơn. Trẻ cần bạn gắn tên cho một cảm giác để chúng có thể học cách phân biệt một loạt các cảm xúc và trở thành một người biết quan tâm, phát huy tốt sự đồng cảm ở trẻ hơn.
Ví dụ, con bạn gặp phải một tình huống tranh cãi, có thể nói “Mẹ biết con tức giận khi thấy Mai lấy đồ chơi của con nhưng tay của bạn sẽ rất đau khi con đánh bạn. Hãy nói với Mai rằng con đang buồn vì bạn lấy đồ chơi của mình và yêu cầu Mai trả lại cho con.” Theo thời gian, trẻ sẽ có nhiều khả năng cân nhắc cảm xúc của mình và ngừng hành động chưa lịch sự, đúng mực với bạn.
- Hãy biểu cảm
Một đứa trẻ dễ dàng thể hiện các biểu cảm trên khuôn mặt sẽ hòa hợp hơn với người khác vì trẻ sẽ hiểu cảm xúc của chúng. Bạn có thể giúp đỡ trẻ bằng cách tạo ra các thanh biểu cảm hoặc cuốn sổ cảm xúc để trẻ thấy, xem và học cách diễn đạt ra bằng giọng nói hoặc ngôn ngữ cơ thể.
- Hướng dẫn trẻ có trách nhiệm với hành động của mình
Trẻ mới biết đi chưa nhận ra rằng những gì chúng làm hoặc không làm sẽ ảnh hưởng đến người khác. Nhưng trong khi một đứa trẻ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, con bạn vẫn có thể thay đổi hành vi của mình. Đừng cho rằng việc bảo một đứa trẻ xin lỗi là đủ khi trẻ có hành vi thô lỗ với bạn khác. Thay vào đó, bạn hãy giúp trẻ nhớ lại một trải nghiệm tương tự của chính mình: “Thu cảm thấy khó chịu vì con đã lấy con dấu của bạn. Hãy nhớ lại việc con đã khóc như thế nào khi anh trai đã lấy chiếc bánh của con ngày hôm qua? Bây giờ, bạn đang khóc và rất buồn. Con thử nghĩ xem mình nên làm gì để khiến Thu cảm thấy tốt hơn?”. Điều này nhằm phát triển sự đồng cảm ở trẻ trong độ tuổi còn nhỏ.
Nói với con bạn rằng bạn tự hào ra sao khi bé tốt với ai đó: “Mẹ thích cách mà con đã giúp Lan khi bạn ấy sợ con mèo. Con đã chỉ cho bạn cách tiến lại gần và vỗ nhẹ nhàng vào chú mèo.” Dần dần, những thôi thức chăm sóc của trẻ sẽ trở thành lựa chọn có ý thức.
Ngoài ra, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ,… để trẻ được tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng lứa tuổi, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.
Theo cô Hân – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara