Chắn hẳn không ít bố mẹ đã gặp phải tình trạng mỗi sáng sắp muộn giờ làm nhưng nhìn sang con mình vẫn chưa ăn sáng xong, cặp sách còn bừa bộn,… khiến bố mẹ phải cáu gắt nhưng không biết làm thế nào. Đó là biểu hiện tính chậm chạp của trẻ.
Trước khi đưa ra cách khắc phục tính chậm chạp của trẻ, bố mẹ cần biết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của con:
Thứ nhất: trẻ có tính chậm chạp bẩm sinh như do đặc điểm thể chất, hệ xương, hệ thần kinh… đang trong quá trình phát triển hay nói cách khác là cơ thể chưa hoàn thiện đúng độ tuổi của trẻ nên dẫn đến con có chứng lề mề, chậm chạp
Thứ hai: trẻ thiếu hứng thú trong công việc, con chỉ chịu nhanh nhẹn trong những công việc con thích.
Thứ ba: trẻ không có khái niệm về thời gian – con không ý thức được công việc mình đang làm là nhanh hay chậm, làm như thế nào là phù hợp.
Thứ tư: do được chiều chuộng mỗi ngày nên con không ý thức được mình phải làm những công việc đó.
Bố/mẹ đừng quá lo lắng hay khó chịu về tính chậm chạp của trẻ, vì biết được những nguyên nhân trên để bố/mẹ có cách khắc phục tình trạng của con mỗi ngày với 4 bí kíp bỏ túi dành cho bố/mẹ:
1. Liệt kê những công việc hằng ngày của con và theo sát nhắc nhở con
Trẻ thường quên mất hoặc cố tình quên những công việc con phải làm mỗi ngày vì vậy bố mẹ hãy viết hết những công việc của con ra và đồng thời nhắc đi nhắc lại công việc của con là gì để hình thành một thói quen cho con.
Nhưng để khắc phục tính chậm chạp của trẻ, bố mẹ hãy kiểm soát con thường xuyên. Kiểm soát con bằng cách nào?
Một ví dụ: nếu bố mẹ để trẻ tự rửa bát, tin chắc rằng con sẽ nghịch xà phòng là chính, thay vào đó bố mẹ hãy rửa bát cùng con cũng là cách để kiểm soát trẻ, bố/mẹ và con cũng được phân công nhiệm vụ rõ ràng: bố mẹ rửa bát, con tráng sạch bát.
2. Hãy cho con thêm thời gian
Khi trẻ chuyển từ công việc này sang công việc khác trẻ cần có thời gian để lấy tinh thần, bắt nhịp với việc mới. Vì vậy, thay vì bố mẹ đột ngột yêu cầu con “đi tắm” xong rồi vào “học bài” (2 công việc được nhắc cùng một lúc) thì bố mẹ hãy để con làm xong công việc “đi tắm” rồi nhắc nhở con rằng con còn 10 phút nữa để chuẩn bị “học bài” nhé. Con sẽ biết rằng còn 10 phút nữa để chơi thôi.
Nói cách khác, bố mẹ cho con thời gian đệm khi chuyển giao từng hoạt động của con và kèm theo đó là tinh thần thoải mái của bố/mẹ, đừng cáu gắt vì sẽ nhận lại biểu hiện không hài lòng của con. Điều này góp phần khắc phục tính chậm chạp của trẻ.
3. Khuyến khích trẻ bằng phần thưởng
Trẻ thích được khích lệ, trẻ thích có phần thưởng và cách này hoàn toàn áp dụng được trong việc khắc phục tính chậm chạp của trẻ.
Bố mẹ hãy cùng con dọn phòng, dọn đồ chơi, ai dọn xong trước, sạch đẹp sẽ được đi ăn trước . Hoặc bố mẹ có thể sử dụng những phần quà bố mẹ thấy con đã thích từ lâu nhưng đảm bảo là con sẽ làm đúng hiệu quả công việc đó và có tiến bộ mỗi ngày mới xứng đáng được nhận phần quà lớn nhé.
4. Nhìn vào mắt con
Có một câu chuyện của phụ huynh chia sẻ rằng: “Tôi đã có tiếng gọi con rất lớn từ trong bếp đến phòng khách để nhắc con hãy tắt tivi và chuẩn bị bát cho mẹ” nhưng không có tác dụng.
Sở dĩ, trẻ rất sợ nhìn thẳng vào mắt người lớn, đơn giản như: khi trẻ khóc, bố mẹ yêu cầu con bình tĩnh và nhìn thẳng vào mắt bố mẹ thì con mới tiếp tục được lắng nghe – điều này thực sự hiệu quả và trẻ dần nín khóc hoặc không còn tình trạng khóc to nữa.
Giống như việc bố mẹ yêu cầu con ngừng xem tivi và làm một công việc khác cũng vậy, bố mẹ hãy đến trực tiếp chỗ con, bố mẹ cúi xuống và nhìn vào mắt con và yêu cầu con tắt tivi nhằm khắc phục tính chậm chạp của trẻ.
Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học FasTracKids cho trẻ, chương trình trại hè bán trú,… Ở đây trẻ được tiếp xúc với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi để phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.
Theo cô Ngô Thị Nhài – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara