KỸ NĂNG ỨNG XỬ CHO TRẺ : LÀM GÌ KHI TRẺ ”MÈ NHEO” ?

Mè nheo được xem là tình trạng chung của rất nhiều trẻ nhỏ. Đôi khi mè nheo là cách duy nhất chúng có thể làm để bố mẹ hiểu rằng chúng đang cảm thấy mệt mỏi, thất vọng, khó chịu hoặc có thể là bị ốm; nhiều khi chỉ là cố để thu hút sự chú ý hoặc cần sự giúp đỡ từ bạn. Nguyên nhân gây ra vấn đề này ở chỗ bố mẹ vẫn chưa giáo dục tốt kỹ năng ứng xử cho trẻ .Vậy bố mẹ nên làm gì trong trường hợp này?

Phản ứng tức thì:

Phản ứng tức thì
  • Đừng bao giờ bỏ cuộc khi phải nghe những âm thanh không mấy dễ chịu đó, vì như vậy đứa trẻ sẽ hiểu rằng dù có mè nheo cũng không thể có được thứ mà chúng muốn.
  • Hãy dùng “ngôi số 1” để cho bé thấy cảm xúc của bạn. Hãy nói: “Mẹ không thích giọng điệu đó của con, nó làm mẹ rất khó chịu” (Sau đó bố mẹ nên bịt tai lại và đi ra khỏi phòng).
  • Bố mẹ hãy thử làm trò, và dùng giọng điệu y hệt với bé! Bé sẽ có thêm một bài học và sẽ trở về giọng điệu bình thường sau một trận cười sảng khoái.
  • Hãy thật bình tĩnh, tự hỏi chính mình xem bé có cảm thấy thất vọng hay không, vì bạn có thể đã đòi hỏi quá nhiều ở bé trong khi tâm trạng của bạn đang không tốt. Nếu như vậy, hãy cố gắng gom những cảm xúc tích cực của bạn lại và xem xét việc xin lỗi bé.
  • Hãy thử ôm và âu yếm bé. Cách này có thể không áp dụng được với mọi đứa trẻ, nhưng với một số bé, làm như vậy đủ để bé nguôi ngoai tâm trạng trở lại bình thường.

Những phản ứng tức thì này của bố mẹ sẽ khiến trẻ không mè nheo nữa , tuy nhiên để giải quyết vấn đề gốc rễ. Bố mẹ nên rèn luyện Kỹ năng ứng xử cho trẻ ngay từ nhỏ , vì về lâu dài sự mè nheo của trẻ sẽ trở thành một thói quen rất xấu.

Giải pháp sáng suốt

Giải pháp sáng suốt
  • Hãy cho bé biết cảm xúc của bạn mà không làm ảnh hưởng đến cá tính của bé. Ví dụ: “Con yêu, như vậy là đủ rồi đó! Bố biết con mệt mỏi như thế nào rồi, nhưng dù sao bố cũng không thích và bố cũng không muốn nghe con mè nheo nữa”.
  • Hãy yêu cầu con nói chuyện bằng ngôn ngữ của người lớn: “Mẹ không hiểu sao con lai mè nheo như vậy? Mẹ tin là con có thể nói chuyện với mẹ như người lớn đấy. Con hãy hít một hơi thật sâu như này và sau đó nói chuyện với mẹ”.
  • Hãy khen ngợi bé khi bé có thể tiết chế được ngữ điệu của mình: “Mẹ rất sẵn lòng làm cho con việc này nếu con hỏi mẹ một cách lịch sự như vậy”.
  • Khi bé bị vướng trong vòng luẩn quẩn của việc mè nheo, bố mẹ phải kiên quyết không cho bé bất cứ thứ gì bé đòi. Giữ vững lập trường là việc rất khó, nhưng đó là hành động cần thiết để giúp bé loại bỏ những thói quen xấu.
  • Hãy nói với con là bạn sẽ mặc kệ nếu như bé vẫn tiếp tục mè nheo. Thậm chí việc bố mẹ la mắng cũng là một cách bé thu hút sự chú ý từ bạn. Hãy giữ một thái độ “trung lập”, đừng nhìn vào mắt bé và tập trung sự chú ý của bạn vào việc khác.
  • Hãy nhìn thẳng vài sự thật về cách hành xử của chính chúng ta. Bố mẹ có đang làm mẫu cho con với đúng ngữ điệu trong cách nói và hạn chế tối đa những lời phàn nàn không? Hãy nhớ rằng, trẻ con có xu hướng bắt chước những gì bố mẹ làm, chứ không phải những gì bố mẹ nói. Để rèn luyện kỹ năng ứng xử cho trẻ , chúng ta phải nhìn vào chính mình vì bố mẹ chính là tấm gương phản chiếu của con cái.
  • Hãy đơn giản thú nhận với bé là bạn “đã nghe xong”. Nói với con là bạn không thể ngồi trong phòng cả ngày để nghe bé mè nheo được. thậm chí bạn có thể đi ra ngoài và để bé trong phòng một mình.
  • Hãy bình tĩnh khi bé mè nheo ở nơi công cộng. Nói với bé là bố mẹ sẽ đi đâu đó cho đến khi bé không còn mè nheo nữa.
  • Hãy tập cho con cách hỏi bố mẹ mà không mè nheo (Hãy thử chơi trò đóng vai, dùng búp bê hoặc kể một câu chuyện mà bạn muốn bé hiểu).
  • Đánh lạc hướng sự chú ý của bé vào việc khác. Bố mẹ có thể bắt chước giọng nói của một nhân vật nào đó, càng giống càng tốt, và bắt chuyện.
  • Hãy rèn luyện tính kiên trì “giữ một cái đầu lạnh” bằng cách nhớ dành thời gian cho chính chúng ta. Tâm trạng tốt sẽ nâng cao khả năng chịu đựng.

Hãy kết thúc sự mè nheo triền miên bằng cách truyền tải tới con một thông điệp rõ ràng, rằng chúng sẽ không bao giờ có được thứ mà chúng muốn theo cách như vậy. Trẻ con chỉ tiếp tục một hành động nếu chúng thấy thực sự có hiệu quả. Trên đây là những cách bố mẹ nên áp dụng để không làm trẻ ”mè nheo” , đồng thời giúp rèn luyện Kỹ năng ứng xử cho trẻ.

Phạm Thị Thủy – Giáo viên Kỹ năng sống Cara

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn