KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ : PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI Ở TUỔI DẬY THÌ

 

Khi nhắc đến cụm từ “phòng tránh xâm hại cơ thể” chúng ta thường hay liên tưởng ngay đến các bạn nhỏ có độ tuổi từ 4-9 tuổi, có lẽ vì gần đây có rất nhiều thông tin, rất nhiều vụ việc trên báo đài thường nhắc đến những vụ xâm hại về trẻ em. Nên các bậc phụ huynh có con nhỏ từ độ tuổi từ 4-9 thường hay rất lo lắng và bắt đầu trang bị cho con những kỹ năng, những kiến thức để con có thể tự bảo vệ cơ thể của mình với những tình huống khẩn cấp.
Nhưng với những kiến thức về “phòng tránh xâm hại” chúng ta cũng cần phải bồi đắp cho các con theo thời gian. Vậy với các bạn đang ở tuổi dạy thì thì chúng ta cần trang bị cho con những kiến thức gì để các con có thể bảo vệ được bản thân mình thật tốt.
Nếu nói đến các kiến thức về phòng tránh xâm hại như “quy tắc năm ngón tay” hay là “năm báo động của phòng tránh xâm hại” thì chắc chắn rằng các bạn sẽ có thể dễ dàng biết được vì đây là những kiến thức mà các con được trang bị ngay từ khi còn rất nhỏ. Vậy với các bạn đang ở tuổi dậy thì thì chúng ta cần trang bị cho con những kiến thức gì để các con có thể bảo vệ được bản thân mình thật tốt.
Còn nhớ cách đây một tuần tôi có cơ hội được chia sẻ và giao lưu với các bạn học sinh của trường THCS Nam Từ Liêm khi tôi có đặt một câu hỏi “xâm hại là gì? những hành động nào được cho là xâm hại?” thì hầu hết các bạn đều phản ánh với những từ ngữ vô cùng chân thật mà các bạn học sinh đang nghĩ trong đầu đó là nào thì hiếp dâm, xâm hại tình dục… Nó rất chính xác nhưng đó chỉ là một góc, một mảng của các biểu hiện mà tôi muốn đề cập đến. Sau đây là những gợi ý dành cho những các bố mẹ để có thể cho con thêm những kiến thức về “phòng tránh xâm hại”
– Xâm hại bằng hành động: một loại xâm hại để lại những tổn thương nặng nề nhất là việc dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc người khác, khiến người đó có những đau đớn, tổn thương về mặt thể xác. Các hành động như xâm hại tình dục, hay cưỡng hôn (vụ việc một nữ sinh bị hôn trong thang máy ở quận Thanh Xuân – TP Hà Nội). Ngoài ra còn một biểu hiện nữa mà rất phổ biến với các bạn học sinh ở lứa tuổi này đó chính là “bạo lực học đường” đây là một hành động xâm hại nghiêm trọng mà chính các bạn học sinh có thể tự làm tổn thương nhau, vô tình các con có thể trở thành người xâm hại hay người bị xâm hại.
– Xâm hại bằng ngôn từ: Sử dụng lời nói, câu chữ khiến cho người khác bị tổn thương, khó chịu, đặc biệt là khu bình phẩm về những khiếm khuyết trên cơ thể người khác. Một hành động trêu trọc bạn học bằng lời nói như chê bạn mình “béo như lợn. béo như thùng phi”, “sao mày gầy thế? Gầy như que củi” những lời nói đó có thể các bạn nhỏ chỉ cho đó là những lời nói vui đùa nhưng vô tình có thể cũng sẽ làm tổn thương về tinh thần dẫ đến bị stress, đặc biệt từ đó cũng có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và để lại những hậu quả không thể lường được trước.
– Xâm hại bằng phi ngôn từ: là người xâm hại sử dụng ngôn ngữ cơ thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bất an. Ví dụ như một ánh mắt nhìn con, ánh mắt đó khiến con cảm thấy khó chịu và bất an thì con không nên lại gần họ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Sau đây sẽ là một số gợi ý về giải pháp để giúp cho con có thể phòng tránh và sử lí khi con gặp tình huống xâm hại.
– Khuyên con hạn chế đi một mình, đặc biệt ở những khung giờ nhạy cảm (sáng sớm, 12h – 13h chiều, sau 9h tối)
– Mọi vấn đề thắc mắc của con mà con cảm thấy ngại chưa thể chia sẻ cho bố mẹ, thì con có thể gọi đến số điện thoại 111, đây là tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em do Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quản lý.
– Con nên bỏ ngoài tai những lời nói xấu về con, tai con dùng để nghe còn não con dùng để suy nghĩ và ghi nhớ lại những điều con muốn nhớ.
– Trang bị cho con những kĩ năng có thể tự phản kháng lại những kẻ xâm hại: bố mẹ có thể cho con đến các lớp võ để con có thể học được những thế võ để chính con có thể bảo vệ bản thân của con.
– Tìm đến sự giúp đỡ của người lớn, người đáng tin cậy.
Ở mỗi một lứa tuổi chúng ta đều có thể trang bị, bồi đắp những kiến thức những kĩ năng về phòng tránh xâm hại một cách phù hợp, bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng con, hãy sẵn sàng là những người đồng hành cùng con trên mọi vấn đề con gặp phải để con có thể tự xử lí được những tình huống, những mối nguy mà con không may gặp phải.

PHẠM THỊ NGỌC ÁNH

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn