KHẮC PHỤC TRÌ HOÃN ĐỂ TRẺ KHÔNG CÒN CHẬM CHẠP

Việc bé chậm chạp, lề mề với các hoạt động hằng ngày của mình về lâu dài sẽ hình thành một thói quen xấu, càng để lâu càng khó khắc phục. Dưới đây là một số kỹ năng khắc phục tính trì hoãn mà người lớn cần áp dụng trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Áp dụng “kỹ năng quản lý thời gian” để khắc phục tính trì hoãn

Đó là liệt kê các hoạt động hằng ngày con cần làm và luôn theo dõi nhắc nhở con thực hiện đúng – đủ các nhiệm vụ của mình.

Khi con biết được các hoạt động hằng ngày của mình tuần tự như thế nào thì bố mẹ không cần giục giã, cáu gắt khi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần với con về các hoạt động trong ngày. Con sẽ chủ động hơn trong việc của mình và từ đó hình thành một thói quen tốt giúp con phát triển bản thân mình.

Áp dụng “kỹ năng quản lý thời gian” để khắc phục tính trì hoãn
Áp dụng “kỹ năng quản lý thời gian” để khắc phục tính trì hoãn

Động viên bằng các món quà nhỏ khi trẻ biết khắc phục tính trì hoãn

Tâm lý trẻ em luôn luôn thích khen thưởng, động viên và nhận quà. Điều đó sẽ khiến tinh thần con cực kỳ phấn chấn, tích cực trong các hoạt động con cần làm. Tuy nhiên sự khen thưởng không nhất định phải là món quà giá trị vật chất mà nó chỉ là một lời khen, một trò chơi hay món ăn mà con yêu thích. Nhưng bố mẹ hãy cố gắng giảng giải cho con hiểu rằng  khắc phục tính trì hoãn, chậm chạp của con là trách nhiệm cần làm, còn phần thưởng nhỏ bố mẹ tặng con là sự động viên khích lệ cổ vũ. Khi không có phần thường thì con vẫn phải cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình.

Người lớn có thể kết hợp việc làm với các trò chơi mà trẻ yêu thích. Ví dụ , trẻ hay vứt sách vở đồ chơi lung  tung , mẹ hãy tạo một cuộc thi xem ai là người cất và xếp đồ nhanh đúng vị trí nhất. Điều đó vừa tạo cho con tinh thần tự nguyện tham gia, sự tích cực và đặc biệt là rèn sự nhanh nhẹn loại bỏ tính chậm chạm của con.

Động viên bằng các món quà nhỏ khi trẻ biết khắc phục tính trì hoãn
Động viên bằng các món quà nhỏ khi trẻ biết khắc phục tính trì hoãn

Dành cho con “ Thời gian đệm” để trẻ chuẩn bị tinh thần.

Đối với người lớn, việc chuyển đổi từ việc này sang làm việc khác khá đơn giản. Nhưng với bé, việc này mất nhiều thời gian và khó khăn hơn. Thay vì giục bé ngay lập tức phải khắc phục ngay sự trì hoãn, mẹ hãy cho bé thêm 5-10 phút để bé chuẩn bị tinh thần cũng như kết thục hoạt động cũ. Ví dụ, trước khi chuẩn bị đi học, đi tắm, đi ngủ hay ăn cơm, mẹ hãy nhắc bé sắp đến giờ rồi và cho bé thêm 5-10 phút làm “thời gian đệm” để bé thu dọn đồ chơi, ngắm lại bộ quần áo mới sắp mặc sau khi tắm hay để bé đi chuẩn bị bát ăn cơm của mình.

Dành cho con “ Thời gian đệm” để trẻ chuẩn bị tinh thần.
Dành cho con “ Thời gian đệm” để trẻ chuẩn bị tinh thần.

Người lớn hãy là tấm gương để trẻ noi theo

Trẻ em lĩnh hội các hoạt động phần lớn thông qua việc bắt chước, vì thế các việc làm hay cách ứng xử của người lớn trước mọi tình huống trẻ em đều sẽ noi theo. Do đó để trẻ khắc phục tính trì hoãn của bản thân thì chính cha mẹ cũng cần phải là người gương mẫu thực hiện các thói quen, nề nếp tốt trong gia đình. Thay vì quát mắng, hò hét , giục giã trẻ làm việc thì bố mẹ hãy là người tiên phong để con làm theo. Ví dụ, khi con lười biếng không chịu đánh răng,  mẹ sẽ chủ động đi đánh răng với một thái độ cực kỳ vui vẻ tích cực và rủ con tham gia cùng. Hãy nhớ rằng cha mẹ cần kiên quyết trong việc hình thành thói quen tốt cho con nhưng vẫn nhẹ nhàng và cho con cơ hội để hoàn thành.

Người lớn hãy là tấm gương để trẻ noi theo
Người lớn hãy là tấm gương để trẻ noi theo

Dự đoán và kiểm soát mọi tình huống khi thói quen trì hoãn vẫn còn.

Trẻ sẽ không thể tập trung ngồi vào bàn ăn khi đang chơi một món đồ chơi hay bộ phim hoạt hình mà con yêu thích. Vì thế bố mẹ cần dự đoán các tình huống có thể xảy ra trước khi trẻ bắt đầu vào công việc của mình.

Dự đoán và kiểm soát mọi tình huống khi thói quen trì hoãn vẫn còn.
Dự đoán và kiểm soát mọi tình huống khi thói quen trì hoãn vẫn còn.

Giải thích hậu quả nếu bé ương bướng hay tiếp tục tính trì hoãn.

Trẻ nhỏ đã có thể hiểu về điều tốt và điều chưa tốt hay giữa việc làm đúng và hậu quả xảy ra. Bố mẹ hãy cố gắng dùng những từ ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi của các con để giải thích cho con biết. Cha mẹ hãy cố gắng giải thích và lấy các ví dụ gần gũi quanh cuộc sống hằng ngày trong việc khắc phục tính trì hoãn. Ví dụ buổi sáng nếu con dậy muộn, không kịp ăn sáng để đi học thì con sẽ bị đói bụng và không thể học tập tốt được hay nếu con lề mề không chuẩn bị đồ nhanh để mẹ đưa đi học thì  mẹ cũng sẽ bị muộn làm theo con và như vậy mẹ sẽ bị trừ lương không có tiền mua đồ chơi cho con nữa.

Giải thích hậu quả nếu bé ương bướng hay tiếp tục tính trì hoãn.
Giải thích hậu quả nếu bé ương bướng hay tiếp tục tính trì hoãn.

Các cách trên đều rất dễ áp dụng và sẽ đạt được hiệu quả tốt khi bố mẹ áp dụng thường xuyên và triệt để. Tuy nhiên, bố mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc con sẽ thay đổi ngay lập tức mà nó là một quá trình dài, cần thực hiện đi, thực hiện lại trên một chặng đường dài. Cha mẹ hãy là người bạn bước cùng con trên chặng đường đó nhé!

Vừa rồi là những cách khắc phục tính trì hoãn để bỏ dần chứng chậm chạp, lề mề của trẻ. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Nguyễn Thị Hà Thương – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn