Trả công cho con làm việc nhà? Ưu điểm và nhược điểm đối với hành động này đối với con trẻ là do cách giáo dục của bố mẹ.
Ngày nay, khi trẻ lên những mức tuổi 5-6 tuổi, các con đều đã có những nhận thức nhất định trong tài chính. Khi con được nhận những khoản tiền từ bất kỳ ai, các con cũng đã hình thành những suy nghĩ: “Sử dụng tiền như thế nào?” và hình thành nên suy nghĩ “Làm thế nào để có thể có tiền?”… Đối với lứa tuổi này, sự ảnh hưởng từ bố mẹ là rất quan trọng. Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để con có thể kiếm được những đồng tiền và sử dụng chúng hiệu quả?” là những điều rất nhiều bố/mẹ trăn trở. Trong đó, tranh cãi được nổ ra nhiều nhất xoay quanh cách giáo dục “Có nên trả công cho con để làm việc nhà”?
Vì sao nên trả công cho con khi làm việc nhà?
Thứ nhất, khi đưa ra những yêu cầu đối với các con về những việc đơn giản, vừa sức thì việc đưa ra một phần thưởng như trả công là cách để khích lệ và động viên con. Điều này cũng khiến các con tạo động lực để nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, việc trả công cho các con khi làm việc nhà giúp các con cảm thấy quý trọng những công sức mà mình bỏ ra, quý trọng những đồng tiền mà mình đã vất vả kiếm được. Nhờ đó, các con cũng sẽ có những sự đồng cảm với bố mẹ khi phải vất vả đi kiếm những đồng tiền. Bố mẹ có thể tăng dần các cấp độ công việc nhà cho con để con cảm nhận được sự vất vả khi kiếm tiền dần tăng lên.
Thứ ba, điều này sẽ giúp các con hình thành được những kỹ năng về quản lý tài chính. Khi các con đã kiếm được ra những khoản tiền từ công sức của mình thì các con sẽ có những định hướng, mục tiêu riêng cho mình để sử dụng chúng . Các con có thể sử dụng chúng để mua những món đồ mình thích, hay sử dụng để tiết kiệm cho những mục đích lớn hơn. Tuy nhiên, việc các con sử dụng, quản lý tài chính như thế nào vẫn cần có những định hướng từ bố mẹ.
Thứ tư, trả công cho con khi con làm việc nhà sẽ giúp con hình thành được thói quen giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà. Các con sẽ đồng cảm và sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ trong các công việc chung tại nhà. Hãy để các con tự làm từ những việc đơn giản nhất, sau đó tăng dần cấp độ để con đồng hành cùng bố mẹ trong nhiều hoàn cảnh, nhiều công việc hơn.
Có rất nhiều luồng ý kiến về việc đồng tình hay phản đối việc trả công cho con khi con làm việc nhà. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những hiệu quả mà cách giáo dục này đem đến cho con và cho bố mẹ. “Trả công cho con để con làm việc nhà” là một việc có tính hai mặt vì vậy khi bố mẹ sử dụng cách này cần phải có những lưu ý và làm mọi việc rõ ràng để các con tránh có những hành động phản tác dụng.
Những tác hại nếu “trả công cho con” không đúng cách
Đầu tiên, không thể phủ nhận việc nếu bố mẹ thường xuyên đưa ra cho các con các nhiệm vụ và lấy việc “trả công” là mục tiêu cho các con thì sẽ làm cho các con bị lệ thuộc. Các con sẽ chỉ chăm chăm vào việc “trả công” thì mới làm các công việc nhà, còn khi không có thì các con sẽ không tự giác làm. Ngoài ra, các con có thể sẽ chỉ thực hiện những nhiệm vụ đó một cách qua loa cho xong mà không hề có suy nghĩ là mình cần nghiêm túc làm.
Thứ hai, “trả công cho con” không đúng cách sẽ khiến các con có những định hướng sai về cách kiếm tiền, sử dụng và quản lý số tiền đó. Các con có thể sẽ nghĩ theo chiều hướng “tiền thật dễ kiếm nên mình không cần phải cố gắng tiết kiệm” điều đó đã làm sai lệch đi ý nghĩa của cách giáo dục trên.
Vậy, làm thế làm để tránh được những hạn chế trên khi chọn lựa cách “trả công cho con khi con làm việc nhà”?
Một là, trả công cho con có điều kiện. Khi đưa cho con những nhiệm vụ bố mẹ phải phân tích rõ cho con là con sẽ đạt được gì khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó. Còn nếu bố mẹ nhận thấy nhiệm vụ đó vẫn chưa thật sự hoàn thành thì sẽ không có những phần tiền thưởng. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên khích lệ con đã hoàn thành nhiệm vụ bằng cách thưởng cho con những phần thưởng nhỏ như: kẹo, bim bim, những món đồ ăn vặt,…
Hai là, chọn thời điểm để “trả công cho con”. Không phải bất cứ khi nào bố mẹ cũng sẽ trả công cho con mà nên lựa chọn khi nào con có mục tiêu riêng. Ví dụ, khi con đi siêu thị với bố mẹ, con rất thích một món đồ nhưng không được mua thì bố mẹ có thể ra điều kiện cho con. Lưu ý, không đưa cho con một lần đủ tiền mua đồ mà nên chia nhỏ ra để con có thể biết cách tiết kiệm tiền đạt món đồ đó.
Ba là, thưởng – phạt rõ ràng. Bố mẹ sẵn sàng thưởng khi nhận thấy con có những thay đổi tích cực khi làm các hoạt động: tự giác làm mà không đòi hỏi; làm các công việc lớn hơn so với trước,…
“Phạt” khi con còn chưa tự giác làm các nhiệm vụ, cần những lời thúc giục từ bố mẹ; hay khi các con thực hiện nhiệm vụ một cách hời hợt.
Bốn là, tâm sự với con nhiều hơn. Trong mọi cách giáo dục, thì cách giáo dục từ phía người thân là cách giáo dục hiệu quả và có ảnh hưởng lớn nhất đến các con. Vì vậy, bố mẹ cũng phải là những tấm gương tốt cho con. Bố mẹ nên tâm sự với các con thường xuyên hơn về những điều mà bố mẹ đã phải trải qua, những vất vả để có thể kiếm được tiền. Dùng sự đồng cảm để tạo cho các con tinh thần tự giác giúp đỡ bố mẹ mà không phụ thuộc vào “tiền công”.
Mỗi cách giáo dục cho con trẻ đều có những ưu và nhược điểm, tuy nhiên điều quan trọng nhất là phương pháp. Cách giáo dục có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp thực hiện không phù hợp sẽ khiến các con có những ý hiểu sai lệch. Khi thực hiện các cách giáo dục tại nhà thì bố mẹ phải chính là những tấm gương giáo dục và sẽ phải là người thường xuyên đồng hành cùng con.
“Trả công cho con khi làm việc nhà” đây cũng là một cách giáo dục đem lại nhiều ưu điểm đối với các con. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải làm rõ và tránh lạm dụng quá cách giáo dục này vì nó có thể làm các con có những cách hiểu chưa đúng về việc “trả công khi làm việc nhà”.
Vừa rồi là những điều bố mẹ cần lưu ý trong việc trả công công để con làm việc nhà. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .
Giáo viên Hoàng Thị Bích Phương – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara