“Có nên trả tiền khi con làm việc nhà?” là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh băn khoăn và quan tâm. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ cùng với các phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, cũng chính là cách dạy con về quản lý tài chính.
Trẻ từ 8 – 12 tuổi đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa của đồng tiền và học cách tiêu tiền. Đây cũng là vấn đề nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy phải dạy con thế nào để con hiểu đúng giá trị của đồng tiền và biết cách tiêu tiền, biết cách quản lí tài chính. Nhiều phụ huynh có cách dạy con rất hay, giúp con tự hiểu ý nghĩa của đồng tiền nhờ công sức lao động, không chủ động cho con tiền tiêu, trong số đó nhiều phụ huynh đã lựa chọn “trả công” khi con làm việc nhà. Ở Mỹ, người ta áp dụng cách dạy con quản lí tài chính bằng phương pháp này cách đây gần 100 năm và cũng đem lại rất nhiều lợi ích tích cực:
Con chăm chỉ làm việc nhà hơn
Việc trả công cho con, khiến con cảm nhận được giá trị của công sức lao động mà mình bỏ ra và các con sẽ có hứng thú hơn, từ đó các con thích làm việc nhà và chăm chỉ làm việc nhà hơn.
Rèn luyện kỹ năng “quản lý tài chính”
Bố mẹ vẫn luôn hiểu rằng thu nhập đươc tạo ra nhờ chính sức sao động của chúng ta. Trẻ nhỏ cũng vậy, họ cũng có quyền nhận được thù lao khi bỏ sức lao động ra để làm một việc gì đó. Làm việc nhà và nhận thù lao ngoài việc giúp các con chăm chỉ hơn, nó còn giúp các con học được thêm nhiều bài học từ những công việc nhà và rèn luyện thêm rất nhiều kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm, cẩn thận, chu đáo, kỹ năng quản lý tài chính…..
Bên cạnh việc đêm lại nhiều lợi ích và giúp con rèn luyện kỹ năng và có thêm những bài học kinh nghiệm bổ ích, hiện nay, nhiều gia đình, phụ huynh không đồng ý việc “trả công” cho con khi con làm việc nhà. Vì họ cho rằng, làm việc nhà: rửa bát, dọn phòng, lau nhà… là trách nhiệm của các con và con phải tự ý thức được chứ không phải để bố mẹ trả tiền mới làm. Với họ, việc trả tiền cho con khi con làm việc nhà một phần đang đem lại một số giá trị không tốt cho con mình.
Con sẽ bị tâm lý “ỷ lại”, “có tiền mới làm”
Nhiều phụ huynh cho rằng việc trả công, trả tiền cho con mỗi khi con bạn làm việc nhà đang dần khiến con ỷ lại, lười nhác hơn. Và sau này, nếu như không cho tiền thì rất khó để nhờ con làm một việc gì đó. Và tất nhiên đây là điều không phụ huynh nào mong muốn nó xảy ra.
Quên mất việc đấy là trách nhiệm của con
Không ai muốn trả tiền cho con để con tự gấp quần áo của mình, tự buộc dây giày của mình… Với các vị phụ huynh đây là trách nhiệm của con chứ không phải những công việc phải trả công. Con phải hiểu rằng: Đồ của con và những thứ do con bày ra thì con phải tự ý thức và có trách nhiệm thu dọn và bảo quản nó.
“Trả công” khi con làm việc nhà hay “Thuê” con làm việc nhà,.. đây là những cụm từ mà nhiều phụ huynh sử dụng và rất băn khoăn về những mặt được và mặt hại của chúng. Bản thân tôi, tôi không phản đối việc cho con tiền khi con làm việc nhà nhưng cũng không khuyến khích phụ huynh trả công cho con. Điều quan trọng là các vị phụ huynh công bằng, trả đúng người, đúng việc và đúng thời gian.
Một số lưu ý khi “trả công” cho con làm việc nhà:
Tuân thủ cam kết
Nghe có vẻ rất nghiêm trọng, nhưng thực chất nó đơn giản là giao kèo giữa phụ huynh và các con. Bố mẹ đồng ý trả tiền khi con làm việc nhà như yêu cầu của con, ngược lại kết quả lao động của con cũng phải đạt yêu cầu đề ra của bố mẹ: ví dụ, lau nhà bẩn không được tiền, làm chưa xong việc, không gọn gàng không được tiền…
Thành quả xứng đáng
“Có thưởng, có phạt” là phương pháp nuôi dạy con rất hay. Nó không những giúp trẻ tự tin mà còn tự lập hơn. Mọi phần thưởng đưa ra phải xứng đáng và phù hợp với thành quả lao động của con. Với những công việc nặng hơn, mất nhiều thời gian hơn thì có thể nhận thù lao cao hơn…. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quên có thêm những món quà nhỏ động viê, khuyến khích các con khi các con chăm chỉ làm việc nhà…
Một số công việc bố mẹ không nên trả tiền công cho con:
Để các con hiểu rõ được trách nhiệm bản thân và yêu thương gia đình, bố mẹ không nên trả công cho con khi trẻ làm những công việc sau:
Rửa bát đũa của mình khi chỉ có một mình mình ăn
Dọn dẹp đồ chơi của mình
Gấp quần áo, chăn gối của mình
Rót nước, mời hoa quả ông bà, bố mẹ…
Mỗi gia đình sẽ có cách dạy con và cho con tiếp cận với tiền bằng những cách khác nhau. Điều quan trọng là giúp con nhận ra giá trị của đồng tiền và biết cách quản lý tài chính. Hãy rèn luyện để con cùng lao động, làm việc nhà với người lớn chứ không đợi phải trả công.
Vừa rồi là những điều bố mẹ cần cân nhắc việc trả tiền khi con làm việc nhà. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .
Giáo viên Ngô Thị Thu Hiền – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara