PHONG CÁCH GIÁO DỤC TẠO NÊN NHỮNG ĐỨA TRẺ THÀNH CÔNG

Nhắc đến những đứa trẻ thành công thì không thể không nhắc đến sự giáo dục trong gia đình đến từ sự yêu thương, ấm áp và tính kỷ luật. Đây là tiêu chí đã được thể hiện trong các phong cách giáo dục con cái, cụ thể là phong cách uy quyền (Authoritative Parenting). Qua nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng, phong cách uy quyền chính là cơ sở cốt lõi để tạo nên những đứa trẻ thành công.

Phong cách nuôi dạy con cái uy quyền 

Phong cách nuôi dạy con cái có thẩm quyền lần đầu tiên được công bố trên quan điểm của Diane Baumrind (1966) khi bà đề xuất một hệ thống mới để phân loại cha mẹ với ý tưởng của bà là tập trung vào các bậc cha mẹ cố gắng kiểm soát con cái. Bà nhận ra ba cách tiếp cận chính của phụ huynh:

  • Các bậc cha mẹ dễ dãi thường áp đặt các quy tắc và tiêu chuẩn một cách miễn cưỡng, để con cái họ tự điều chỉnh hành vi phù hợp của mình (Con thích đi đâu thì đi, miễn là về nhà đúng giờ là được).
  • Các bậc cha mẹ độc đoán đòi hỏi con cái phải vâng lời một cách mù quáng (Nếu con không ở nhà thì từ lần sau không đi đâu hết!).
  • Các bậc cha mẹ uy quyền ôn hòa hơn, đặt ra các tiêu chuẩn cao, thể hiện sự tôn trọng với các con của mình. Họ mong đợi sự trưởng thành và hợp tác và cung cấp cho trẻ nhiều hỗ trợ về mặt tinh thần (Con có thể đi chơi với bạn và nhớ về sớm nghỉ ngơi, nhớ gọi cho mẹ nếu con có về muộn).

Cha mẹ có uy quyền thể hiện tình yêu thương ấm áp cho con cái của mình. Họ cũng hạn chế sử dụng các hình phạt gay gắt hoặc không phù hợp. Họ ít khi khiến con mình cảm thấy xấu hổ hoặc cố gắng quản lý con cái. Họ cũng lắng nghe nhưng chia sẻ hay mối quan tâm của các con, khi chúng làm gì sai họ sẽ nói với chúng về điều đó. Chúng giúp trẻ em nhận thức ra việc làm nào sai, việc làm nào đúng và hậu quả của chúng.

Các bậc cha mẹ uy quyền chỉ cố gắng để con cái tuân thủ theo các nguyên tắc, yêu cầu đặt ra, thống nhất từ trước, có sự thỏa thuận. Điều này kích thích tính tự chủ của trẻ không vi phạm các thỏa thuận nhưng vẫn được làm những điều chúng muốn trong phạm vi cho phép. Họ muốn những đứa trẻ ngày càng trưởng thành, phát huy tính tự giác và tự tôn trọng những người xung quanh. Cách tiếp cận này với mục tiêu đưa ra những lời khuyên cụ thể và có hỗ trợ tinh thần.

Nói chung, các nhà nghiên cứu cho rằng cha mẹ có uy quyền có đòi hỏi cao (giống như cha mẹ độc đoán), bên cạnh đó họ cũng đáp ứng những nhu cầu của con cái.

Phong cách nuôi dạy con cái uy quyền 
Phong cách nuôi dạy con cái uy quyền

Nhận biết phong cách nuôi dạy uy quyền

Tuy nhiên, trong việc áp dụng các phong cách giáo dục con cái, nhiều phụ huynh vẫn chưa nắm được các tiêu chí để đánh giá và trả lời cho câu hỏi “Liệu mình có đang như một bậc cha mẹ có uy quyền với con cái của mình?”. Cha mẹ có uy quyền thường có xu hướng đồng ý với những tuyên bố như sau:

  • Tôi luôn cân nhắc cảm xúc của con trước khi yêu cầu chúng làm việc nào đó.
  • Tôi khuyến khích con nói về cảm xúc của mình.
  • Khi con tôi khó chịu hay sợ hãi thì tôi luôn giúp đỡ về mặt tinh thần.
  • Con tôi luôn hiểu lý do tại sao tôi lại kỳ vọng vào chúng.
  • Tôi tôn trọng ý kiến của con tôi và khuyến khích trẻ thể hiện chúng ngay cả khi ý kiến đó trái ngược với ý kiến của tôi.

Cha mẹ cũng được đánh giá là ít thể hiện phong cách giáo dục con cái theo kiểu uy quyền nếu họ đồng tình với những quan điểm sau:

  • Tôi bùng nổ cơn giân giữ với con tôi.
  • Tôi để con tôi rời đi khi công việc của chúng chưa hoàn thành.
  • Tôi đáp ứng mọi mong muốn của con tôi để chúng nghe theo tôi.
  • Tôi trừng phạt con mình bằng cảm xúc.

Việc nuôi dạy con cái có uy quyền không nhất thiết phải giống nhau ở mỗi gia đình, mỗi nền văn hóa khác nhau. Ở Hoa Kỳ và Úc các bậc cha mẹ có uy quyền có thể cần con mình thực hành quyền dân chủ, tính đến sở thích của trẻ khi lập kế hoạch gia đình, khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến riêng của mình. Còn đối với ở Trung Quốc và Nga các bậc cha mẹ có uy quyền lại trái ngược, không tinh đến sở thích của trẻ khi lập kế hoạch, không khuyến khích trẻ nói lên ý kiến của riêng mình nếu như ý kiến đó không trùng với quan điểm của họ.

Nếu từ sự trái ngược này thì vấn đề đặt ra ở đây là “Đâu mới thực sự là điểm chung ở 4 quốc gia” đều có chung về phong cách giáo dục uy quyền. Đó chính là tính kỷ luật. Các bậc cha mẹ có phong cách dạy uy quyền đều đưa ra lý do khi con họ làm sai, họ nói chuyện với chúng và giải thích lý do của các quy tắc.

Đó là “kỷ luật quy nạp” (Inductive Discipline) đó là dạy con suy nghĩ có tinh thần xây dựng và không ích kỷ về các hành vi của chúng ảnh hưởng đến người khác.

Nhận biết phong cách nuôi dạy uy quyền
Nhận biết phong cách nuôi dạy uy quyền

Định hình hành vi cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ, việc đơn giản là hãy giải thích tại sao, lý do nào trẻ không nên chạm vào nó (ví dụ trẻ chạm vào đá lạnh hay nước nóng). Nhưng đối với trẻ lớn, chúng ta cần giải thích và nói cho trẻ hiểu nguyên nhân chính khiến nước nóng và tại sao chúng ta không nên chạm vào.

Huấn luyện cảm xúc cho trẻ

Con bạn nên làm gì khi chúng tức giận? Buồn bã? sợ hãi. Thông qua các nguyên tắc tuân thủ từ đầu rằng khi tức giận con nên tới chỗ con cảm thấy thoải mái (phòng ngủ) hay tránh xa người con đang bực tức để không gây hấn. Từ nguyên tắc và tôn chỉ ngay từ ban đầu mà cảm xúc của con bạn sẽ được rèn luyện và định hình thói quen, hành vi phù hợp.

Sự đồng cảm và quan tâm người khác cần đặt lên hàng đầu

Điều gì sẽ xảy ra khi con xô ngã bạn mình? Nó sẽ khiến cho bạn đó cảm thấy như thế nào? Đau đớn. Do vậy mà chúng ta cần đặt ra nguyên tắc và yêu cầu ngay từ đầu với trẻ nhưng phải dựa trên sự tiếp nhận thông tin, đồng cảm, thấu hiểu. Từ đó, trẻ sẽ có động lực định hình hành vi một cách đứng đắn.

Vừa rồi là những điều về phong cách nuôi dạy con uy quyền. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Ninh Bảo Khánh – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn