Quản lý tài chính là một trong những kỹ năng cần thiết không chỉ với người trưởng thành mà ngay cả với trẻ em, đó cũng là kỹ năng cần được xây dựng từ nhỏ. Việc cho trẻ em làm quen với những kiến thức tài chính từ sớm rất quan trọng bởi người có khả năng quản lý tài chính sẽ biết kiếm tiền và nắm giữa tiền bạc, có tư duy tài chính sẽ có khả năng làm chủ đồng tiền.
Giáo dục tài chính bắt đầu từ khi nào là phù hợp? Ngay từ khi trẻ lên 3!
Khi trẻ lên 3, bố mẹ nên bắt đầu cho trẻ nhận dạng các tờ tiền và công dụng của chúng. Bên cạnh đó, cần giảng giải cho trẻ hiểu giá trị của đồng tiền: tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động chứ không phải được biến ra từ túi của bố mẹ.
Việc dạy trẻ cách kiếm tiền không chỉ phát triển khả năng tự lập, độc lập trong suy nghĩ, chịu trách nhiệm với bản thân mà còn khơi gợi cho trẻ hiểu rng: Muốn thực hiện mong ước, hãy dựa vào chính mình.
Nếu muốn có tiền tiêu vặt, con cần phải lao động
Làm việc nhà là cách nâng cao khả năng tự lập của trẻ. Khi có thêm một chút yếu tố kinh tế trong lao động, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận làm việc nhà mà không tị nạnh hay lẩn tránh. Trẻ sẽ ý thức được rằng, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, con sẽ không được thưởng tiền tiêu vặt, thậm chí bị trừ tiền.
Tuy nhiên, bố mẹ cần phân rõ công việc nào là trách nhiệm, công việc nào là kiếm thêm tiền. Một số việc nhà thuộc trách nhiệm của trẻ như: gấp gọn quần áo, gấp chăn màn, cất đồ dùng sau khi sử dụng, dọn dẹp bàn ăn, sắp xếp sách vở… Những công việc này không có tiền bởi đó là trách nhiệm của con với gia đình. Trách nhiệm của trẻ sẽ thay đổi dần khi con lớn, tăng về cả số lượng và độ khó.
Như vậy, việc phân loại công việc hợp lý sẽ nâng cao tinh thần nhiệt tình làm việc của trẻ, giúp trẻ yêu lao động và hiểu được giá trị của lao động.
Tiêu tiền với mục đích chính đáng
Mục đích căn bản của việc kiếm tiền là khiến cuộc sống tốt hơn. Nếu chỉ chăm chăm vào kiếm tiền mà không tiêu thì việc kiếm tiền không có ý nghĩa, niềm vui lao động sẽ mất đi. Thế nhưng, kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hoá: chỉ tiêu tiền ở chỗ đáng tiêu.
Ngay từ đầu, cha mẹ cần phải dứt khoát trong vấn đề cho trẻ tiêu tiền tiêu: cái gì không chính đáng thì nhất quyết không cho. Hơn nữa, nên hướng dẫn trẻ tiêu tiền hợp lý và có hiệu quả.
Đầu tiên, cha mẹ giúp con lên kế hoạch tiêu tiền khoa học. Việc xác định nhu cầu cần và nhu cầu muốn sẽ giúp phân bổ số tiền phù hợp, đồng thời hãy ghi chép lại lịch sử chi tiêu để kiểm soát được thói quen chi tiêu của bản thân.
Thứ hai, khi trẻ tiêu tiền, cha mẹ nên kiểm tra mục đích và hình thức số tiền đó được tiêu như thế nào. Nếu không phù hợp với kế hoạch đặt ra, trẻ sẽ bị phê bình, bị phạt và không cho tiền tiêu vặt.
Cuối cùng, dựa trên nguyên tắc không quá khắt khe với trẻ để trẻ tự có kế hoạch tiêu tiền.
Bố mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để giáo dục chi tiêu cho trẻ, giúp trẻ hiểu chăm chỉ, tiết kiệm là một phẩm chất tốt đẹp. Đặc biệt, cần chú ý bồi dưỡng thói quen tiết kiệm cho con: giữ gìn đồ dùng, bảo vệ của công, không lãng phí, tái chế/ tái sử dụng khi có thể…
Tiền không phân biệt nhiều hay ít, vì mỗi đồng tiền đều có giá trị
Món tiền có lớn đến đâu cũng được tạo nên bởi những món tiền nhỏ. Vì thế món tiền nhỏ cũng chính là món tiền lớn, dù là một đồng cũng phải kiếm, phải tiết kiệm. Chỉ cần con đường đường chính chính kiếm tiền thì cho dù con kiếm được bao nhiêu cũng đáng khen ngợi. Cha mẹ nên chú ý bồi dưỡng để trẻ có quan niệm tài chính đúng đắn, đồng thời thường xuyên thực hành để hình thành thói quen chi tiêu – làm chủ đồng tiền.
Vừa rồi là cách cách giáo dục tài chính cho trẻ. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .
Giáo viên Nguyễn Phương Trang – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara