“Gần đây chúng tôi đang nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, Phát triển cảm xúc cho trẻ từ 1-6 tuổi. mục đích của chúng tôi là muốn hiểu và chia sẻ những thông tin về cảm xúc của trẻ theo độ tuổi để giúp các cha mẹ hỗ trợ và xử lý chúng theo một cách tích cực. Việc tìm hiểu được sâu sắc bản chất của những cảm xúc của trẻ là một hành trình rất dài, nhưng cá nhân tôi phải thừa nhận rằng mình đang nhận được nhiều điều hơn từ việc khám phá những chủ đề này với những đứa trẻ của chúng tôi.” Theo TS. Nguyễn Trọng Tiến- DolphinKids 177 Trung Kính.
Theo kinh nghiệm của tôi, dưới đây là năm cách dễ dàng mà cha mẹ có thể bắt đầu giúp con họ phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc:
1. Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ ta hãy giúp trẻ đạt được nhận thức về những gì chúng cảm thấy bằng cách học cách nhận diện khuôn mặt. Chúng ta có nhiều trò chơi thú vị về việc này như cùng con nhận biết các cảm xúc thông qua các biểu tượng khuôn mặt (vui, buồn, giận, hờn…). Cách đơn giản nhất là cha mẹ có thể tìm các biểu tượng cảm xúc trên internet, in ra và chơi trò bắt chước các khuôn mặt cùng con. Những cha mẹ khéo léo hơn có thể cùng trẻ thực hành kỹ năng này thông qua việc làm các “con búp bê cảm xúc”.
2. Giúp trẻ nhận biết cảm xúc và học hỏi những gì chúng cảm thấy như là bước đầu tiên trước khi biết cách hành động. Ví dụ mỗi khi trẻ vui cười, cha mẹ hãy nói: Mẹ thấy con rất vui, con đang cảm thấy hạnh phúc đúng không? Hoặc cha mẹ có thể thử đưa ra một cách tiếp cận sáng tạo khác để giúp trẻ khám phá cảm xúc bằng cách thiết lập một Trung tâm Cảm xúc.
Bên cạnh việc phát triển cảm xúc cho trẻ, cha mẹ cũng nên kiểm soát cảm xúc của bạn thân để có thể dễ dàng hiểu và dạy trẻ tốt hơn, các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.
3. Giúp trẻ biết giải phóng cảm xúc. Để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, mỗi khi trẻ nhận thức được bất kỳ cảm giác đáng lo ngại nào, hãy dạy cho con bạn một cách để giải phóng năng lượng tiêu cực như bóp cam hoặc đập bột… thông qua các trò chơi để giúp trẻ giải phóng cảm xúc và thiết lập cân bằng.
4. Nếu con bạn cảm thấy lo lắng mỗi khi rời cha mẹ, hãy tạo ra một số công cụ để con bạn sử dụng và bớt lo lắng, chẳng hạn như tạo một Quả Bóng Tự Làm.
5. Để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ cha mẹ nên lập một “Danh sách các hoạt động giảm căng thẳng” mà con bạn có thể làm khi cảm thấy khó chịu, buồn hoặc tức giận. Một số mục trong danh sách “Giúp trẻ bình tĩnh” mà chúng tôi khuyên sử dụng bao gồm: đọc sách trên giường, nghe những câu chuyện, nghe nhạc, hoặc tắm. Việc xây dựng danh sách này giúp cha mẹ chủ động và đỡ mất thời gian hơn, sau đó chúng ta có thể giải quyết vấn đề khi tâm trạng của trẻ đã sáng sủa.