Một số phương pháp để giúp phụ huynh có thể dạy con biết nói xin lỗi khi chúng sai và tha thứ khi chúng chẳng may làm điều sai trái.
- Làm mẫu việc xin lỗi cho trẻ
Khi bạn có hành động sai, hãy thừa nhận nó. Xin lỗi khi bạn phản ứng thái quá: “Ba/mẹ xin lỗi vì la mắng con. Con không đáng bị mắng như vậy.” Thay vì bạn chỉ vào mặt con và nói: “Tại sao con lại lặp lại như vậy mẹ đã nói con như thế nào rồi”… Hãy thử hoán đổi vị trí với trẻ, bạn sẽ hiểu được điều đó. Mọi người đều có những lúc mắc sai lầm; Đến như chúng ta cũng có lúc sai lầm, đời là vậy.
Dạy cho trẻ em nói lời xin lỗi khi chúng làm việc sai trái bằng cách cho trẻ thấy rằng tất cả mọi người đều làm vậy. Nó khiến cuộc sống trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Đây là bài học quý giá và cũng là kỹ năng sống trẻ em cần thiết mà chúng ta cần dạy cho trẻ.
- Dạy trẻ biết cách phân biệt đúng sai
Bé cần được giáo dục về hành vi, giáo dục kỹ năng sống trẻ em, về điều đúng sai trong cuộc sống hằng ngày, có như thế mới giúp bé hình thành được những phản xạ tự nhiên, từ đó có thái độ đúng đắn hơn trong việc nhận lỗi về mình.
Để giúp trẻ biết phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai. Để làm được điều này, ngoài việc dạy cho trẻ, bố mẹ còn cần phải thường xuyên quan sát những hành động của trẻ hàng ngày để kịp thời chỉ cho trẻ biết mỗi khi trẻ làm sai.
- Tha thứ sau lời xin lỗi
Xin lỗi và tha thứ là điều cần thiết phải làm, và cũng là kỹ năng sống trẻ em mà bạn cần dạy trẻ khi làm ai đó bị tổn thương hay bị xúc phạm. Đối với hầu hết các cuộc cãi vã hàng ngày, các con hãy “làm hòa” với bất cứ ai mà chúng có mâu thuẫn. Dạy trẻ hiểu được “làm hòa” có nghĩa như thế nào và làm thế nào để làm điều đó. Để có thể sống trong cùng nhà với nhau, anh chị em cần phải sống ôn hòa với nhau. Lời xin lỗi mà không có sự tha thứ là một quá trình không đầy đủ và bạn phải dạy trẻ biết rằng xin lỗi và tha thứ là phải đi kèm với nhau.
- Có sự động viên, khen ngợi xứng đáng khi trẻ biết nhận lỗi
Một lời khen ngợi là rất cần thiết khi trẻ dám dũng cảm đứng ra nhận lỗi của bản thân mình. Bạn có thể dùng những câu như “Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn”…để khích lệ con mình. Hãy đưa ra cho trẻ những ví dụ rằng kể cả người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm và nói thật ra để mọi người cùng góp ý, sửa chữa mới đáng khen và được tha thứ. Trong những trường hợp khác nhau, tất nhiên không phải lúc nào cũng ngợi khen nhưng khi trẻ có ý muốn “tự thú” cho dù chúng “bóng gió” thì bạn hãy tỏ ý cho trẻ biết rằng nói thật là điều nên làm hơn.
- Đừng ép buộc cảm xúc và dàn xếp sự chân thành
Một số trẻ học vẹt nói “con xin lỗi” nếu bố mẹ ép chúng nói lời xin lỗi. Khi bạn dạy con nói xin lỗi, hãy nhớ: Bạn không thể ép buộc cảm xúc của con bạn. Chỉ có con bạn mới biết được cảm xúc của mình ra sao. Ép buộc cảm xúc có thể dạy cho con bạn nói lời xin lỗi giả tạo, không thành thật, hoặc tha thứ mà không có có chân thành. Như vậy, bạn chẳng những không thể giáo dục kỹ năng sống trẻ em cho trẻ mà còn hình thành thói quen và suy nghĩ không tốt, đặc biệt là sự chân thành. Tùy thuộc vào độ tuổi, tính cách, hoàn cảnh, và cảm xúc của trẻ mà có thể cần thiết phải có khoảng thời gian cương lên, rồi hạ xuống, trước khi nói lời xin lỗi.
(Theo cô Nghiêm Thúy- Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)