Con bạn thường xuyên nhìn lơ đãng trong lớp học, con bạn vẽ nguệch ngoạc vào vở; cô giáo thường xuyên phàn nàn rằng bé rất mất tập trung trong giờ học, một tiếng động nhỏ cũng làm con xao nhãng.
Cha mẹ đừng lo lắng sau đây là 6 bí kíp giúp con rèn luyện kỹ năng tập trung
1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng góp một phần không nhỏ giúp trẻ tập trung. Việc thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Chính vì vậy, cha mẹ cần bổ sung vào thực đơn các bữa ăn của bé hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ để bé có đủ sức khỏe, tỉnh táo tập trung học tập và vui chơi.
2. Tạo không gian học tập thoải mái
Ở độ tuổi 3 – 10 tuổi trẻ rất dễ bị lôi cuốn với mọi thứ xung quanh bé do nhu cầu khám phá cao. Vì vậy, tạo cho trẻ không gian học tập lý tưởng là điều vô cùng cần thiết. Các bậc phụ huynh cần chú ý, cần giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi,…) những tác nhân có thể làm bé xao nhãng. Ngoài ra không gian học tập thoải mái, gọn gàng, ngăn nắp cũng tạo cho trẻ hứng thú khi học giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tập trung trong học tập.
3. Học cùng trẻ
Ở độ tuổi này các con mới tiếp cận với việc học, việc cha mẹ dành thời gian học và chơi cùng con là vô cùng quan trọng. Điều này rất hiệu quả giúp duy trì sự tập trung của con lâu hơn. Với việc học tập cũng như vậy bé sẽ cảm thấy yên lòng, dễ chịu, thoải mái khi có cha mẹ ngồi bên. Thêm vào đó, khi cha mẹ ngồi học cùng bé có khúc mắc gì bé có thể hỏi và cha mẹ cũng có thể theo dõi quá trình con học để kịp thời rèn luyện các kỹ năng sống trẻ em cho con.
4. Không để trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ khi không cần thiết
Cuộc sống ngày càng hiện đại và việc các con được tiếp xúc với công nghệ sớm vừa có những điểm tích cực kèm theo đó cũng có nhưng điểm tiêu cực. Việc lạm dụng quá nhiều vào công nghệ hay thời gian sử dụng chúng quá nhiều sẽ khiến trẻ mê mẩn, quên đi việc vui chơi với bạn bè, thầy cô hay việc quan trọng hơn cả là việc học.
Cha mẹ không nên để trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ khi không cần thiết và tạo nhiều trò chơi yêu cầu khả năng tập trung ở trẻ để trẻ có thể rèn luyện kỹ năng tập trung, mang lại tác dụng cao cho việc học tập.
5. Chơi ghép hình
Ghép hình là một trong những trò chơi giúp bé phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ và khả năng tập trung tốt nhất. Trò chơi này cũng giúp mắt và tay bé linh hoạt hơn, tạo ra sự phối hợp giữa hai bộ phận này. Những mảnh ghép đầy màu sắc sẽ giúp bé cảm thấy phấn khích và đây cũng là công cụ giảng dạy tuyệt vời của cha mẹ.
Để chơi trò chơi này, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc mua một bộ ghép hình về những sự vật mà bé biết hoặc bé thích. Chẳng hạn với bé gái có thể là một hình công chúa, bé trai là hình siêu nhân, các con vật gần gũi như con chó, mèo, gà, thỏ,… Sau khi chơi ghép hình nhiều lần, bé sẽ dần cảm thấy phấn khích và thích thú và rèn luyện kỹ năng tập trung hơn trong những hình ghép khó hơn.
Với những bé lớn đang học chữ, cha mẹ có thể cho bé chơi trò chơi lắp ráp bảng chữ cái, ghép các con số. Những mảnh ghép càng nhiều màu sắc sẽ càng khiến các bé thích thú và tập trung vào trò chơi của mình.
6. Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau
Trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là chơi, và với trẻ tiểu học mặc dù lúc này hoạt động chủ đạo của các con không còn là hoạt động chơi nữa. Nhưng hầu như các con vẫn còn rất ham chơi. Nếu biết tận dụng đặc điểm này của các bé, chúng ta sẽ kết hợp cho các con xen kẽ chơi và học để các con có thể hứng thú và tập trung lâu hơn, tránh mệt mỏi, nhàm chán khi học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học, tập trung làm và học cho hết bài.
Bố mẹ có thể tham khảo phương pháp zigzag – một trong những phương pháp rèn luyện kỹ năng sống trẻ em được áp dụng trong chương trình FasTracKids STEM, để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tập trung cao độ trong học tập.
Theo cô Phùng Thị Thanh – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB kỹ năng sống Cara