6 tuyệt chiêu giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp

Giao tiếp là một trong những kỹ năng sống trẻ em quan trọng nhất trên con đường trưởng thành, từ “con người tự nhiên” chuyển sang “con người xã hội”, cách giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ mở rộng tầm mắt, tăng sự mạnh dạn cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mới.

Hãy cùng Cara tham khảo 6 tuyệt chiêu giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp:

Tạo điều kiện cho trẻ học được những kiến thức không có trong sách vở, là kiến thức cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

1. Hãy để trẻ có nhiều bạn bè

Bạn bè giúp trẻ giảm cảm giác bất an, cô độc và nóng nảy, làm cho trẻ có cảm giác yên tâm. Cha mẹ hãy mới một số bạn mà trẻ thân quen đến nhà chơi, để trẻ học cách làm chủ nhà. Cổ vũ trẻ tham gia các hoạt động bổ ích cùng với bạn bè. Chú ý để trẻ nhút nhát và mạnh bạo chơi cùng nhau. Việc này đã giúp ích rất nhiều cho các vị phụ huynh trong việc rèn luyện kỹ năng sống trẻ em. Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nên dùng các kích thích và khuyến khích trẻ giao lưu, cổ vũ trẻ giao tiếp với bạn bè, cảm nhận niềm vui tập thể, như vậy trẻ sẽ không còn nhút nhát và tự ti nữa. Một đứa trẻ dũng cảm sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn trẻ nhút nhát rất nhiều.

Bạn bè giúp trẻ giảm cảm giác bất an, cô độc và nóng nảy, làm cho trẻ có cảm giác yên tâm

2. Cổ vũ trẻ thay đổi tính nhút nhát, xấu hổ

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, có hai nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc phát triển kỹ năng sống trẻ em khiến trẻ trở nên nhút nhát, sợ người lạ. Thứ nhất, do bản chất bẩm sinh của trẻ khác nhau, có trẻ hướng ngoại, hoạt bát, có trẻ hướng nội, lặng lẽ. Thứ hai, trẻ sống trong môi trường quen thuộc mới có được cảm giác an toàn.

Nếu gia đình thiếu không khí gia đình vui vẻ ấm áp, tính cách của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở lên nhút nhát và sợ người lạ. Ngoài ra, nếu từ nhỏ trẻ rất ít gặp người lạ, chưa được rèn luyện ngoài thức tế, trẻ khó có thể thích ứng với môi trường và sự vật lạ.

Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân nhút nhát và sợ người lạ của trẻ, thay đổi nét tính cách ấy bằng các đề nghị sau: Chấp nhận nỗi sợ hãi của trẻ và giúp trẻ nhận ra những cánh cửa đơn giản để giải thoát được khỏi nỗi sợ của con mình. Tạo không khí học tạp, sinh sống thoải mái cho trẻ để cho trẻ sống trong không gian thích hợp nhất để trẻ không còn cảm giác bị gò bó và hạn chế tầm phát triển kỹ năng sống của bản thân mình. Cha mẹ nên chuẩn bị kỹ tâm lý cho trẻ để tránh sợ hãi bằng việc đặt mình vào vị trí của con và tạo nên những tình huống vô tình giúp trẻ tiếp xúc gần hơn với nỗi sợ hãi của chính bản thân mình.

Nếu gia đình thiếu không khí gia đình vui vẻ ấm áp, tính cách của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở nên nhút nhát và sợ người lạ.

3. Bồi dưỡng cho trẻ thói quen biết chia sẻ

Làm gương cho con về thói quen biết chia sẻ cho những người xung quanh sẽ khiến con tự rèn luyện kỹ năng sống trẻ em thông qua tấm gương của cha mẹ.Nếu con bạn là một đứa trẻ biết chia sẻ thứ ngon và đẹp cho bạn đó sẽ là đứa trẻ được nhiều bạn bè yêu quý nhất. Hiện nay, trẻ trong gia đình thường được nuông chiều nên dễ có biểu hiện độc chiếm, tham lam, ít biết chia sẻ. Những đứa trẻ này không nghĩ đến cảm nhận của người khác, luôn coi minh là trung tâm, thậm chí ngày càng trở lên cô độc và ích kỷ. Cha mẹ nên giúp trẻ thay đổi thói quen xấu này. Kịp thời dạy trẻ biết chia sẻ nhường nhịn, nghĩ cho người khác, như vậy mới có thể chia sẻ niềm vui, giúp đỡ lẫn nhau.

Nếu con bạn là một đứa trẻ biết chia sẻ thứ ngon và đẹp cho bạn đó sẽ là đứa trẻ được nhiều bạn bè yêu quý nhất.

4. Dạy trẻ học cách hợp tác với người khác

Một đứa trẻ thiếu tinh thần hợp tác sẽ không thể thích ứng với xã hội và gặp khó khăn trong quá trình phát triển sau này. Bởi lẽ việc chung tay làm việc cùng người khác sẽ là cách rèn luyện kỹ năng sống trẻ em quan trọng và là bước đệm để phát triển khi trẻ trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ cần bồi dưỡng ý thức và khả năng hợp tác cho trẻ từ nhỏ, để trẻ học tập trong sự hợp tác, dũng cảm trong sự hợp tác và vui vẻ trưởng thành trong sự hợp tác ấy.

Hãy bồi dưỡng tiềm năng và dũng khí của trẻ thông qua sự hợp tác với bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tạo cho trẻ cơ hội được tham gia vào các hoạt động có lợi liên quan đến việc hợp tác. Qua đó, kích thích hứng thú và bồi dưỡng ý thức hợp tác cho trẻ, cùng với phương pháp hợp tác đúng đắn giúp trẻ giải quyết dễ dàng những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Hãy bồi dưỡng tiềm năng và dũng khí của trẻ thông qua sự hợp tác với bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống.

5. Cổ vũ trẻ mạnh dạn phát biểu

Muốn trẻ trở lên mạnh dạn hơn, cha mẹ cần tạo cho trẻ cơ hội mạnh dạn phát biểu. Phụ huynh đều cảm thấy băn khoăn để tìm ra phương pháp rèn luyện kỹ năng sống trẻ em một cách hiệu quả nhất và việc giúp trẻ mạnh dạn hơn lại là kỹ năng mà cha mẹ nào cũng lo lắng nhất.  Khi trẻ gặp khó khăn trong quá trình nói, hãy tin rằng khó khăn này chỉ là tạm thời. Đối với trẻ, sự tín nhiệm của cha mẹ có sức mạnh hơn bất cứ điều gì, giúp trẻ giữ được sự tự tin. Cha mẹ không nên đáp ứng tát cả những nhu cầu mà trẻ dùng ký hiệu bằng tay, nên hướng dẫn trẻ dùng ngôn ngữ biểu đạt ý của mình. Cha mẹ hãy là tấm gương, kiên nhẫn lắng nghe trẻ phát biểu. Kích thích hứng thú nói chuyện của trẻ thông qua các trò chơi hoặc hoạt động, các câu chuyện và âm nhạc.

Kích thích hứng thú nói chuyện của trẻ thông qua các trò chơi hoặc hoạt động.

6. Buông tay để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn với bạn bè

Mỗi đứa trẻ đều không dễ dàng bỏ cuộc với những thứ mà mình thích, vì thế trẻ luôn bảo vệ đồ của mình. Nếu cha mẹ ép buộc trẻ bỏ cuộc, trẻ sẽ không hiểu kiểu “nhường nhịn” này thế nào, mà chỉ cảm thấy ấm ức. Cũng không nên tạo cho trẻ thói xấu tranh giành đồ mình thích bằng được. Việc cha mẹ nên làm là tạo cho con cơ hội để rèn luyện kỹ năng sống trẻ em, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề này như sau:

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ lắng nghe quan điểm và sự phân trần của đối phương sau đó sẽ dạy con cách nhận thức nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn và tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề tốt nhất trong hoàn cảnh đó. Và để giúp con nhạy bén trong những trường hợp cần phải tự mình giải quyết, cha mẹ nên để trẻ đối diện với mâu thuẫn, dạy trẻ sử dụng một số cách hợp lý để điều chỉnh mối quan hệ của mình trong những tình huống cuộc sống hằng ngày.

(Theo cô Nông Thùy Dương – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn