Bí quyết giúp trẻ kiểm soát hành vi trong cơn tức giận

Kỹ năng kiểm soát hành vi trong cơn tức giận là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là 12 cách hiệu quả giúp trẻ kiểm soát hành vi trong cơn tức giận:

1. Nhận diện các loại cảm xúc

Một đứa trẻ khi tức giận chúng thường cúi mặt khóc hoặc ném đồ vật xuống sản và la hét. Lúc này con cần biết cách nhận diện cảm xúc và có hành vi phù hợp để biểu hiện tâm trạng. Bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kìm chế hoặc bộc lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.

bi-quyet-giup-tre-kiem-soat-hanh-vi-trong-con-tuc-gian
Cha mẹ cần dạy trẻ cách nhận diện cảm xúc

Ngoài ra nhận diện cảm xúc của người đối diện cũng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Thông qua biểu cảm khuân mặt, ngôn ngữ cơ thể, giọng nói,… con có thể biết được người đối diện đang có cảm xúc gì để từ đó có cách giao tiếp lịch sự nhất.

2. Cách kiềm chế khi cơn tức giận bắt đầu nhen nhóm

Những tín hiệu cơ thể biểu hiện cho sự bắt đầu của một cơn tức giận là điều trẻ cần biết đến trước khi hoàn toàn mất tự chủ. Đây là một số câu hỏi bạn có thể giúp trẻ nhận biết khi chúng có cảm giác tức giận:

– Có phải con có cảm giác tim đập nhanh như lúc con chạy bộ không?
– Có phải con có cảm giác muốn đánh vào ai đó hay vật gì đó không?
– Có phải con nắm chặt tay thành nắm đấm?
– Có phải con cảm thấy toàn thân cứng đờ?
– Có phải con thấy cả người căng ra như sợi dây đàn?
– Có phải con thở dồn dập hơn?
– Có phải con cảm giác các cơ cứng lại?
– Có phải con cau mày và nheo mắt lại?

3. Yêu cầu trẻ lặp lại lời dặn dò

Trẻ không nghe theo lời khuyên, hướng dẫn của bố mẹ, điều này rất ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Hãy yêu cầu trẻ lặp lại lời dặn dò trước khi hành động “Được rồi, bố/mẹ vừa bảo con làm gì?” Dù phòng đã được dọn sạch, bài tập được hoàn thành, mọi thứ được chuẩn bị xong nhưng bố mẹ vẫn nên yêu cầu trẻ lặp lại lời dặn dò. Điều này giúp trẻ nhớ sâu và chú ý những lần sau.

4. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Dạy trẻ nhiều cách để giải quyết vấn đề nhưng điều quan trọng nhất là đánh giá đúng tiềm năng của trẻ, đưa ra giải pháp phù hợp trước khi bắt đầu hành động.

Ví dụ, khi trẻ đang cố gắng sửa xe đạp hay làm bài tập mãi mà vẫn không xong, chúng dần có xu hướng cáu gắt lên và bỏ cuộc. Hãy khuyến khích trẻ động não, đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào là khả thi nhất. Lúc nào cũng cần phải suy nghĩ trước khi hành động.

5. Dạy kỹ năng kiểm soát cơn tức giận

Khả năng chịu đựng kém và nếu không giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đúng lúc có thể gây ra những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ khả năng biết kìm chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ hít thở thật sâu, đi bộ xung quanh nhà để đốt cháy năng lượng giận dữ, thậm chí có thể tạo ra một số công cụ giúp trẻ thư giãn.

bi-quyet-giup-tre-kiem-soat-hanh-vi-trong-con-tuc-gian
Trẻ không kiểm soát được cơn tức giận sẽ dẫn đến hậu quả xấu xảy ra

6. Đặt ra quy tắc trong gia đình

Sử dụng một số quyền lực trong việc nuôi dạy con cái, tạo ra các quy tắc và giải thích rõ lý do đằng sau các điều luật này.

Ví dụ, cần đi nhẹ nói khẽ trong nhà như trong thư viện, không được đánh nhau, không được tranh giành, tự tiện lục lọi đồ người khác. Đưa ra các hậu quả và hình phạt nếu ai không tuân thủ nguyên tắc.

7. Trì hoãn sự hài lòng

Khi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích. Tuy nhiên, hãy trì hoãn bằng cách tạo ra hệ thống phần thưởng.

Ví dụ, mỗi lần biết kìm chế cơn nóng giận trẻ sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, nhưng nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi trẻ thích. Đây là kỹ năng cần thiết để trẻ vượt qua những cám dỗ dẫn đến sự mất kiểm soát lý trí.

8. Thống nhất các kỷ luật

Dù ở nhà hay ở ngoài quán xá, các kỷ luật cần phải khớp với nhau mà không có ngoại lệ. Việc nhắc nhở cần giữ im lặng nơi công cộng, giờ giới nghiêm, nguyên tắc ăn uống, dọn dẹp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho trẻ. Hãy giữ thói quen giống nhau càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng.

bi-quyet-giup-tre-kiem-soat-hanh-vi-trong-con-tuc-gian
Trẻ phải ý thức được các thói quen, kỷ luật

9. Trở thành một tấm gương tốt

Khi trẻ đã biết cách kiên nhẫn chờ đợi, chịu đựng sự trì hoãn phần thưởng, hãy khuyến khích trẻ tự nhìn nhận lại bản thân mình, tự nói chuyện với chính mình. Những cuộc đối thoại nội tâm như vậy sẽ giúp trẻ biết cách kiểm soát được hành vi của mình sau này, cải thiện tốt kỹ năng sống cho trẻ.

10. Khuyến khích chơi nhiều thể thao

Hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại, khuyến khích chúng chơi thể thao, tìm kiếm những trò chơi bên ngoài và kết bạn với nhau. Các trò chơi như chạy nhảy, ném bóng, nhảy lò hò sẽ tiêu hao nhiều năng lượng thừa, giúp đầu óc tỉnh táo hơn.

bi-quyet-giup-tre-kiem-soat-hanh-vi-trong-con-tuc-gian
Việc ra ngoài vận động sẽ giúp trẻ được thoải mái, thoát khỏi được cơn tức giận

11. Rèn luyện trí não

Tạo ra hoặc tìm những trò chơi sử dụng nhiều trí não như giải câu đố. Các trò chơi như Simon Says, Red Light Green Light, và Follow the Leader sẽ cho trẻ nhiều cơ hội thực hành việc kiểm soát cơn tức giận.

12. Khen ngợi kịp thời

Khi thấy trẻ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn, để phát triển tốt hơn nữa kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy hào phóng lời khen ngợi. Hãy để cho trẻ biết bạn thấy được trẻ đã kiềm chế được cảm xúc giỏi như thế nào và bạn thật sự khâm phục trẻ về điều đó. Hãy cố gắng thật cụ thể càng tốt, ví dụ như “Mẹ thấy con thật kiên nhẫn với em. Con đã không nổi cáu khi em cứ đòi lấy bút chì của con. Mẹ rất tự hào vì con giữ được bình tĩnh như vậy!”.

bi-quyet-giup-tre-kiem-soat-hanh-vi-trong-con-tuc-gian
Cha mẹ đừng tiếc lời khen ngợi với trẻ

Ngoài ra, ở độ tuổi từ 6-14 tuổi, trẻ cần được tiếp cận với nền giáo dục đúng đắn ngay từ ban đầu. Chính vì thế cha mẹ hãy tìm cho trẻ một khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM hay một khóa trại hè bán trú, nội trú để tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa cùng nhau phát triển bản thân, phát triển những kỹ năng cần thiết thế kỉ 21.

(Theo cô Đinh Lan – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn