Con đi học đã được một thời gian dài, vậy mà mỗi lần gặp mẹ cô giáo đều nói con không chú ý nghe giảng, thiếu kỹ năng tập trung của trẻ. Mẹ tận tình khuyên bảo, nói ngọt nói nặng đều có nhưng con không thay đổi. Vậy mẹ cần làm gì để giúp được con?
Hiện nay, học sinh thường thiếu kỹ năng tập trung của trẻ, điều này trên mức độ nào đó không là “không muốn” mà là “không thể”. Cha mẹ không nên nặng nề phê bình và quản thúc nghiêm ngặt mà cần phân tích tỉ mỉ, xác định nguyên nhân cụ thể của “phân tán sự chú ý”, rồi “dùng thuốc đúng bệnh” để giúp con.
Dưới đây là 6 nguyên nhân trẻ lên lớp không thể chú ý nghe giảng, thiếu kỹ năng tập trung:
- Trẻ thuộc loại quá hiếu động: biu hin là trẻ quá hiếu động, luôn chạy nhảy khắp nơi, không tập trung vào việc học.
- Trẻ chậm phát triển về cảm giác, về năng lực động tác: Ví dụ: trẻ có thể đã lên tiểu học nhưng vẫn không biết bắt, trao bóng, hay không nhận biết được phương hướng. Do hỗn loạn của cảm giác cơ thể gây nên sự hỗn loạn về cảm nhận thế giới vật lý bên ngoài. Quan trọng hơn, sự hạn chế về công năng động tác đã cản trở trẻ nhận biết thông tin cảm giác từ thế giới bên ngoài ảnh hưởng đến kỹ năng tập trung của trẻ. Rất nhiều thông tin cảm giác chưa được truyền đến đại não, từ đó xuất hiện hiện tượng nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ.
- Một số trẻ lên lớp hay phát biểu, nhưng những gì liên quan đến bài tập hoặc khi chép bài lại không tập trung chú ý: Đây là do năng lực phân biệt thị giác và độ rộng thị giác cùng năng lực động tác cơ tinh tế chậm phát triển, không đủ đáp ứng nhiệm vụ phải viết nhiều.
- Kỹ năng tập trung của trẻ vốn dễ phân tán: Khi chúng không thể hiểu nội dung thầy, cô giảng trên lớp sẽ dần mất hứng thú học tập, khi đó chúng thường tìm bạn nói chuyện riêng, nghịch, thậm chí làm mất trật tự lớp học.
- Do cha mẹ đặt yêu cầu quá cao: Với mong muốn con có thể nắm vững kiến thức của nhiều môn học chỉ trong thời gian ngắn, những đứa trẻ giống như bị nhồi nhét cho ăn quá nhiều, gây ra rối loạn.
- Trẻ không chuyên tâm nghe giảng: có thể do nguyên nhân tâm lý hoặc gặp chuyện không vui… khiến tâm lý thơ ngây của trẻ không chịu đựng được, ảnh hưởng đên kỹ năng tập trung của trẻ trong học tập.
Vậy phương pháp nào được coi là hiệu quả?
- Luôn chú ý trạng thái sinh lý của con: Con không có kỹ năng tập trung của trẻ, trước tiên cần xem trẻ có khó chịu hoặc khác thường về sinh lý hay không. Nếu trẻ thực sự mắc chứng quá hiếu động cần mau chóng đưa trẻ đi gặp chuyên gia.
- Không nên ép con học: Sức học các môn của trẻ có sự chnh lệch nhau, có những môn trẻ không hứng thú đương nhiên là sẽ không tập trung. Cha mẹ không nên ép buộc mà hãy dẫn dắt từ từ. Mỗi ngày chăm chú theo dõi việc lên lớp của con, khen ngợi từ những tiến bộ nhỏ để giúp con tạo dựng lòng tin, phát triển kỹ năng tập trung của trẻ.
- Dạy con phương pháp nghe giảng đúng: cho trẻ biết hoạt động của đôi bàn tay, não bộ diễn ra cùng một lúc khi học, ví dụ như việc vừa đọc vừa ghi chép. Sau một khoảng thời gian dài nếu cảm thấy mệt mỏi, nên thả lỏng một chút rồi lại tiếp tục học.
- Dặn dò và nhắc nhở từng điều một: Nếu bẩm sinh trẻ đã mắc chứng phân tán sự chú ý cao, thì mỗi khi dặn dò trẻ việc gì, cha mẹ cần gọi con đến trước mặt, nhìn thẳng vào mắt và dặn dò từng việc, tập trung sự chú ý của con, đồng thời cho con nhắc lại một lần nữa nội dung mình vừa dặn.
- Cho trẻ biết nếu lên lớp không chú ý sẽ gây phiền phức cho chính mình: Không chú ý sẽ mất thời gian làm việc mình ưa thích, hay thiếu kiến thức để áp dụng làm bài tập.
- Kích thích hứng thú học tập cho con: Căn cứ vào đặc điểm cá tính của trẻ, cha mẹ nên sử dụng nhiều sự vật mới mẻ, thú vị, hình tượng sinh động để kích thích kỹ năng tập trung của trẻ. Sau đó, bằng những phần thưởng tinh thần, hoặc vật chất để động viên con, khơi dậy hứng thú học tập.
Để con phát triển tốt kỹ năng tập trung, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM,… Ở đây, trẻ được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.
Theo cô Phạm Thị Thủy – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara