Sử dụng công nghệ trong thời đại 4.0 không còn là quá xa lạ với từng gia đình. Trẻ nhỏ được va chạm với những thiết bị thông minh, những cỗ máy hỗ trợ và đôi khi đồ chơi công nghệ còn là một vị cứu tinh cho những phụ huynh bận rộn nhưng muốn con cho mình một khoảng trời “yên bình”. Vậy làm sao để phát triển kỹ năng sống trẻ em, tách con ra khỏi cuộc sống công nghệ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả đây?
Sở dĩ trẻ đam mê những thiết bị công nghệ là do thời gian sinh hoạt mỗi ngày ngoài giờ học thì ít khi có hoạt động nào trẻ được tương tác với môi trường bên ngoài, trẻ chỉ có thể tìm được “niềm vui” trong cuộc sống ảo từ các thiết bị công nghệ. Hiểu được điều đó, cha mẹ hãy cùng tạm gác công việc, sắp xếp thời gian và tạo ra một “cuộc sống thực” thú vị đẻ rèn luyện tốt kỹ năng sống trẻ em bằng những gợi ý sau nhé.
1. Gặp gỡ bạn bè
Có thể nói việc trẻ mạnh dạn và chủ động giao tiếp là mong muốn của hầu hết các phụ huynh. Tuy nhiên làm sao một đứa trẻ có thể mạnh dạn phát biểu trước lớp khi mà chúng hiếm khi nào được nói chuyện với một ai đó ngoài chiếc điện thoại hay máy tính bảng?
Cha mẹ nên tổ chức những buổi chơi chung hay những dịp găp mặt để các bạn nhỏ có thể gặp nhau trò chuyện, vui chơi và chia sẻ suy nghĩ đúng với độ tuổi của mình. Điều này cũng giúp cải thiện kỹ năng sống trẻ em. Trẻ có thể làm bạn với những người bạn đồng trang lứa, kết bạn với em nhỏ hay anh chị để học cách ứng xử với những hoàn cảnh thực tế, từ đó vốn ngôn ngữ cùng khả năng giải quyết vấn đề của trẻ cũng được tăng lên đáng kể.
2. Tham gia các trò chơi tương tác
Một phần thế giới ảo không thể đem lại cho trẻ đó là “cảm giác thật”. Vì vậy hãy để trẻ được tham gia những trò chơi vận dụng hết mọi giác quan, mọi bộ phận trên cơ thể nhằm tăng tính trải nghiệm.
Khi trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi tính tương tác đội nhóm, đây là lúc tuyệt vời để trẻ rèn luyện vô vàn những kỹ năng sống trẻ em giá trị: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục,… Nghe thì có vẻ vĩ mố và trừu tượng nhưng trẻ học được tất cả những điều ấy một cách tự nhiên mà mẹ không ngờ tới.
Các trò chơi tương tác cũng chính là tiền đề để trẻ học cách trở thành một nhà lãnh đạo nhí, trẻ nhận biết được nhiệm vụ của nhóm, phân chia nhiệm vụ ứng với sở trường của các bạn trong nhóm đồng thời thay mặt nhóm trình bày sản phẩm chung. Nếu thấy được kết quả thực tế của bé khi có được nhóm bạn chơi chung và vượt qua thử thách của xóm/phường bố mẹ có thấy vui hơn khi trẻ dành được chiến thắng trong một game trên chiếc ipad không nào?
3. Các hoạt động phát triển năng khiếu, kỹ năng
Trao dồi kỹ năng sống trẻ em và năng khiếu ngay từ nhỏ là một việc không thể thiếu, tuy nhiên trẻ cũng không thể theo đuổi một điều gì đó không thích một cách tự nguyện. Cha mẹ đừng biến những môn nghệ thuật, năng khiếu trở thành một điều gì đó quá áp lực với con. Mẹ tâm lý hãy khéo léo lồng ghép những hoạt động này vào trong từng trò chơi mỗi ngày cho bé. Thay vì bắt con đến lớp học mỹ thuật, sao mẹ không đề nghị con làm một món đồ chơi hay vẽ một bức tranh xinh xắn nào đó treo trong nhà? Hoặc đôi khi bằng những vật dụng bỏ đi cha mẹ hãy cùng tạo ra một món đồ handmake để trưng bày trong chính ngôi nhà của mình. Càng để trẻ được sáng tạo và tìm hiểu trẻ sẽ càng tăng thêm sự tò mò và hứng thú với thế giới trẻ đang sống.
4. Cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống
Để trẻ được phát triển đúng cách nhất ngay từ nhỏ, cha mẹ hãy tìm hiểu và các con tham gia vào các trại hè bán trú, chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ,… Ở đây, trẻ sẽ được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa, cùng nhau phát triển các kỹ năng cân thiết, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng lứa tuổi.
Tách con ra khỏi công nghệ không hề khó như ba mẹ tưởng tượng, chỉ cần cha mẹ bỏ chút thời gian để lựa những hoạt động phù hợp với tính cách và sở thích của trẻ thì dù thế giới thực hay ảo trẻ vẫn luôn được là chính mình, linh hoạt để thích ứng. Hãy bắt đầu cùng con nâng cao kỹ năng sống trẻ em, rời ra công nghệ nhẹ nhàng như cách bố mẹ đưa công nghệ đến với trẻ ngay từ ngày hôm nay.
Theo GL Nhung – Trường nhóm Giáo viên bô môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara