BỐ MẸ CẦN XỬ LÝ THẾ NÀO KHI CON MÌNH ĂN VẠ

Nhiều bố mẹ cảm thấy bị stress với những sự thay đổi đột ngột đến từ các bạn nhỏ khi con phút trước thì vui vẻ phút sau có thể lăn đùng ra khóc, thậm chí ném đồ lạc lung tung không cho ai chạm vào người…Nếu xử lí không khéo bố mẹ có thể sẽ đẩy tình huống đi xa hơn làm cho cơn ăn vạ của con ngày càng kinh khủng. Bản thân bố mẹ cũng sẽ cảm thấy căng thẳng dẫn đễn những hành vi bạo lực không kiểm soát, để lại hậu quả tệ hại. Muốn xử lí được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần phải hiểu rõ được nguồn cơn.

Các bé từ 1 đến 3 tuổi hoặc lớn hơn, thường ăn vạ đơn giản vì chưa có nhiều khả năng diễn đạt bằng lời nói, đặc biệt là các bé 1 tuổi chỉ biết dùng ngôn ngữ cử chỉ, hành động tiếng khóc tiếng cười để giao tiếp. Nhưng ở tuổi này các bé bắt đầu hiểu được hành vi của mình có thể ảnh hưởng tới người khác.

Có những bé có tính cách mềm mỏng, có bé mạnh mẽ, có bé lại “miễn dịch” trước mọi sự, nhưng cũng có bé hay giận dỗi. Tất cả những nét tính cách này đều ảnh hưởng tới cách các bé phản ững trước sự việc.Tuy nhên nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ không thể hạn chế cơn ăn vạ vô lối của con.

Trẻ bị đói, mệt, buồn ngủ, căng thẳng hoặc bị kích động quá mức. Trường hợp này các bé rất dễ lăn ra ăn vạ, đơn giản vì không có đủ bình tĩnh để diễn đạt ý kiến của mình. Hoặc có một số tình huống mà bé không thể xử lí được như: bị bạn khác lấy mất đồ yêu thích lúc đó bé sẽ cảm thấy rất tức giận. Cách tốt nhất để có thể hạn chế được cơn giận của trẻ là bố mẹ đọc tín hiệu, hiểu rõ biểu hiện của con để đoán trước được những tình huống có thể

Khiến con bùng nổ. VD con mệt, đói buồn ngủ thì rất dễ ăn vạ và khó dỗ bố mẹ cần lưu ý những điều sau: giảm căng thẳng cho con, không để con quá đói, quá mệt hay quá buồn ngủ.

Hiểu được nguồn cơn việc ăn vạ của con
Hiểu được nguồn cơn việc ăn vạ của con

Ngoài ra bố mẹ cần hiểu cảm xúc của con và giúp con gọi tên được các cảm xúc. VD: “Có phải con ném hộp bút đi vì con cảm thấy tức giận khi không mở được hộp bút đúng không? Con có thể làm cách gì khác nào? Không nên nóng vội cáu giận với con xử dụng những hình phạt mà nên  an ủi, vỗ về, giúp bé thư giãn. Đây là lúc bố mẹ cho con biết được rằng con cảm thấy như thế nào và con nên làm gì thay vì cáu giận với người khác.

Bố mẹ hãy chờ đợi cơn cáu giận của con đi qua: Sẽ chẳng có ích lợi gì khi giải thích nói lý lẽ với con khi con tác kêu gào, khóc lóc, bởi bộ não của con lúc này đang hoàn toàn tập trung vào cơn tức giận, không còn đủ tỉnh táo để tiếp nhận những lời người khác nói. Khóc lóc là lúc bé đang giải tỏa cảm xúc của mình. Nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy sốt ruột với tiếng khóc của con mà yêu cầu hoặc dỗ con nín ngay, nhưng kết quả nhận lại là con lại càng gào khóc to hơn. Vì vậy đôi khi cách tốt hơn là bạn yên lặng ở cạnh con để con yên tâm. Nhưng lúc này cố gắng đừng nhìn vào mắt con đừng vội chạm vào khi các con gào khóc hãy tập trung vào việc bố mẹ đang làm.

Nếu con khóc lóc mè nheo vì muốn được đáp ứng một nhu cầu (vô lý) nào đó, như chơi điện thoại, Bố mẹ hãy ở thể chủ động đừng chiều theo ý con.

Nếu con không muốn làm một điều gì đó như dọn đồ chơi thay vì yêu cầu “con phải dọn ngay” hãy nói “Đến giờ các bạn đồ chơi đi ngủ rồi, con hãy đưa các bạn về nhà ngủ nhé”.

Hãy Luôn nhất quán với cơn cáu giận của trẻ: Nếu bố mẹ động ý mua đồ chơi cho con khi con đang gào khóc đòi hỏi ở siêu thị 1 lần, nhưng lần sau lại không làm như thế thì sẽ làm cho tình hình càng trở nên tệ hơn. Vì thế hãy đảm bảo rằng bạn tôn trọng những quy định, luật lệ đã đề ra với con và cư xử nhất quán trong mọi trường hợp. Nếu có trường hợp ngoại lệ hãy tìm lí do để giải thích cho con hiểu.

Giải pháp khi con ăn vạ
Giải pháp khi con ăn vạ

Việc trẻ mè nheo, gào khóc, ăn vạ là những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của trẻ và hầu như bé nào cũng đều trải qua. Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần biết cách xử lý với cơn giận của con một các hợp lý. Với tất cả sự kiên nhẫn thì cơn cáu giận nào cũng qua đi, sẽ để lại những bài học lớn cho trẻ về hành vi cảm xúc.“Không có một đứa trẻ hư, chỉ có những đứa trẻ chưa có điều kiện để hiểu về cảm xúc và biết cách kiểm soát cảm xúc của mình mà thôi.”

Vừa rồi là những điều bố mẹ nên biết khi con ăn vạ. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Phạm Thị Ngọc Ánh – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn