BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA TRẺ

Năng lực giao tiếp chỉ năng lực có thể kết giao và trò chuyện, giao lưu một cách vui vẻ với người khác, điều này có vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của con người. Một người thành công trong sự nghiệp, tài năng quyết định 15%, còn năng lực giao tiếp quyết định 85%. Nhìn ra thế giới, thực tế đã chứng minh: Không có chính trị gia hoặc doanh nhân thành công nào không có năng lực giao tiếp xuất sắc. Thế nhưng hiện nay không có ít đứa trẻ không giỏi giao tiếp, không biết giao tiếp, thậm chí sợ giao tiếp, có người đến khi trưởng thành vẫn coi giao tiếp là việc đáng sợ. Giao tiếp là một loại năng lực có thể bồi dưỡng được, hơn nữa nên bồi dưỡng ngay từ nhỏ.

Năng lực giao tiếp

1. Thế nào là kỹ năng giao tiếp?

Giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Chúng ta thường được biết đến là một “mắt xích” của xã hội, cho nên, hàng ngày, hàng giờ, chúng ta đều phải tương tác và giao tiếp với thế giới xung quanh để thấu hiểu và tạo dựng các mối quan hệ của mình.

Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ chào đời, các con giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng khóc,…Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt,… Vì vậy, giao tiếp chính là “công cụ” quan trọng để trẻ tồn tại và phát triển.

Việc dạy trẻ kỹ năng sống, điển hình là kỹ năng giao tiếp ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ, biết vận dụng ngôn ngữ để cư xử lịch sự, nhã nhặn hay thể hiện quan điểm, cá tính của bản thân; kết nối hiệu quả với mọi người xung quanh…

2. Vậy thì phải bồi dưỡng năng lực giao tiếp của trẻ như thế nào?

a. Khích lệ trẻ tham gia các cuộc thi

Tham gia thi đấu là hoạt động tập thể trực tiếp tiếp xúc và cạnh tranh với người khác. Cho dù là các môn cờ hay các môn bóng, cho dù là thi chạy hay nhảy cao, nhảy xa,…thì đều là những hoạt động cần có hai người trở lên mới có thể tiến hành. Điều quan trọng hơn là hoạt động thi đấu cần trí tuệ và sức mạnh, cũng cần cả lòng can đảm nữa. Lòng can đảm này chính là yếu tố phải có trong giao tiếp. Khích lệ trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động thi đấu khác nhau sẽ giúp cải thiện thể chất, tăng thêm hứng thú và nâng cao năng lực giao tiếp của trẻ. Một khi trẻ thích thi đấu sẽ chủ động tìm kiếm đối thủ. Sự tìm kiếm này chính là giao tiếp, mà đối thủ phù hợp thường là bạn bè của trẻ.

b. Tập cho trẻ chủ động

Tập cho trẻ có tính chủ động là một trong những cách để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Với cách này, bố mẹ nên tỏ vẻ cố quên một điều gì đó sau khi con bạn đã quen với nếp sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như đến giờ ăn cơm, có thể giả vờ quên bát hoặc đũa để trẻ chủ động đi lấy.

c. Thường xuyên cùng trẻ đi chơi

Tận dụng ngày nghỉ cùng trẻ ra ngoài hòa mình vào thiên nhiên, cộng đồng để có thể tăng cường kiến thức, phát triển tính cách của trẻ, cũng có thể bồi dưỡng hứng thú, mở rộng trái tim trẻ. Du lịch là một hoạt động mở, giao tiếp cũng có tính mở, hai việc này tương thông với nhau.

Giao tiếp cần bộc bạch bản thân, cần chủ động và nhiệt tình, một người trầm lặng it nói, tính cách nội tâm, không thích hoạt động, tự khép mình sao có thể có năng lực giao tiếp tốt được? Trong khi đi du lịch, phải mua vé xe, làm thủ tục nghỉ tại khách sạn,…nếu cha mẹ bảo trẻ làm những việc này thì trẻ có thể trực tiếp tiếp xúc với một số đối tượng mới, hiểu được nội dung giao tiếp mới, kết thúc chuyến du lịch, trẻ sẽ được mở mang tầm mắt, có thêm nhiều kinh nghiệm, lại có thêm chủ đề nói chuyện trong các cuộc giao tiếp sau này.

d. Đứa trẻ tự mua đồ

Có thể căn cứ vào độ tuổi của trẻ, cho trẻ tự mua những món đồ nhỏ. Tám, chín tuổi vẫn còn nhỏ, có thể cho trẻ mua tương, dầu, mắm, muối; trẻ mười bốn, mười lăm tuổi đã lớn hơn, có thể cho trẻ mua cá, thịt, rau, gạo,…cũng có thể cho trẻ mua giày, tất, găng tay trẻ tự dùng; báo cũ, quần áo cũ, vỏ lon trong nhà có thể cho trẻ mang bán đồng nát. Giao dịch mua bán là một trường hợp giao tiếp đặc biệt. Trong cuộc giap dịch, trẻ có thể tiếp xúc với đủ các kiểu người, làm phong phú đối tượng giao tiếp và giúp trẻ hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về con người, từ đó nâng cao năng lực giao tiếp. Do thiếu kinh nghiệm, lần đầu giao dịch trẻ có thể sẽ bị thiệt hoặc có điều sai sót, cha mẹ đừng trách mắng trẻ gay gắt về chuyện này để tránh ảnh hưởng đến lòng tin của trẻ.

e. Cho trẻ tự làm khách, đãi khách

Để trẻ tự đến nhà bạn cùng lớp hoặc nhà hàng xóm, nhà họ hàng chơi nhằm gia tăng cơ hội rèn luyện năng lực giao tiếp của trẻ. Đến nhà người khác chơi cần thăm hỏi, hàn huyên, cũng cần trò chuyện và tặng – nhận quà. Khác với lúc đi cùng cha mẹ, trẻ chỉ đi kèm, không cần tự mình ứng phó, không có áp lực, chủ thể giao tiếp là cha mẹ, khi trẻ đi một mình, chúng trở thành chủ thể, mọi tiếp xúc với đối phương đều do trẻ tự ứng phó, chúng bị đặt vào vị trí “tiên phong”, bắt buộc phải suy ngẫm xem nên ứng xử, trò chuyện như thế nào. Cũng vậy, khi có khách tới nhà, cha mẹ có thể để trẻ đi tiếp khách, đặc biệt là khi khách đến chơi cùng lứa tuổi với trẻ, cha mẹ tuyệt đối đừng làm thay trẻ tất cả mọi việc.

f. Rèn luyện năng lực nói chuyện của trẻ

Có người nói “Nói chuyện là tấm vé bước vào đời sống xã hội”. Câu nói này rất có lĩ. Cốt lõi của năng lực giao tiếp là nói chuyện, vì hình thức trực tiếp nhất của giao tiếp là “nói”, không biết nói, nói không hay, giao tiếp bằng cách nào? Nói giỏi, nói chuyện khéo, đối đáp duyên, khả năng giao tiếp thành công tất nhiên sẽ cao. Cha mẹ có thể thường xuyên ra một số câu hỏi biện luận mang tính chất mở và tranh luận với trẻ; cũng có thể cố tình đưa ra một số quan điểm không chính xác hoặc phiến diện, để trẻ phản bác bằng lí lẽ; cũng có thể chỉ ra các lỗi sai trong cách nói năng bình thường của trẻ; giúp trẻ nhận thức được điều đó. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ tham gia các cuộc thi hùng biện, tích cực phát biểu trong giờ học hoặc trong cuộc họp.

Trẻ không sống trong chuyện cổ tích, nếu cha mẹ cho rằng trẻ chỉ cần học văn hóa chứ không cần học các tri thức xã họi, ngược lại sẽ gây tổn thương cho cuộc đời trẻ. Vì nếu trở thành một con mọt sách không có năng lực sinh tồn, khi bước vào xã hội trẻ sẽ hoang mang bối rối, làm gì cũng khó khăn. Thế nên, ngoài cho trẻ phẩm cách tốt đẹp và một nền giáo dục tốt ra, cha mẹ cũng đừng quên bồi dưỡng năng lực giao tiếp của trẻ, hướng dẫn trẻ các kỹ năng sinh tồn, giúp trẻ hòa nhập vào xã hội.

Khiến trẻ nhận thức được ngay từ nhỏ rằng: người giỏi giao tiếp sẽ luôn có cơ hội thành công trong mọi việc, người không giỏi giao tiếp thường dễ gặp trở ngại, dẫn đến việc khó có thể hoàn thành được mọi việc như mong muốn. Để trẻ có thể chung sống hòa thuận với người khác, để trẻ trở thành người có nhiều bạn bè, được mọi người yêu quý, cha mẹ phải bồi dưỡng cho trẻ các phẩm chất: thân thiện, hợp tác, phóng kháng, cởi mở, công bằng, lịch sự, tự trọng, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức,…Những phẩm chất đặc biệt này có thể coi là quy tắc khi tiếp xúc, giao lưu với người khác, từ đó xác định được phương thức giao tiếp.

Vừa rồi là những phương pháp bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp cho trẻ để bố mẹ tạo dựng cùng con một kỹ năng sống cho trẻ giúp học tập và làm việc hiệu quả nhất . Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Kim Minh – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn