Các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ

Cara đã đón rất nhiều những bạn nhỏ trong suốt những năm qua. Ngày đầu tiên đến lớp học, không ít bạn mang khuôn mặt lo lắng, sợ hãi, thậm chí mè nheo thỏa thuận với bố mẹ để không phải vào lớp.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ là gì?

1. Trẻ nhút nhát, sợ tham gia vào môi trường mới lạ.

Không ít những bạn mắc phải tình trạng này. Đứng trước cửa lớp học, các bạn nhỏ liên tục nói “Không”, thậm chí không nói gì và chỉ khóc khi bố mẹ yêu cầu vào lớp. Ngược lại, có những bạn mặc dù cảm thấy tò mò, muốn tham gia vào lớp học nhưng lại sợ và không dám một mình bước vào môi trường mới. Con chỉ đồng ý vào khi có bố hoặc mẹ ngồi đằng sau.

Trẻ nhút nhát không dám tham gia  vào các hoạt động cùng các bạn

Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng cách nhất, cha mẹ hãy chuẩn bị tinh thần trước cho trẻ, nói cho trẻ những khoảnh khắc khi bước vào một môi trường mới để trẻ dũng cảm, tự tin hơn.

2. Trẻ thiếu kỉ luật

Ở độ tuổi mầm non, trẻ phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc của mình để đưa ra một hành động tương ứng. Không phải bạn nhỏ nào cũng yêu thích việc đến lớp, không phải bạn nhỏ nào cũng sẵn sàng rời xa vòng tay của bố mẹ để đến với môi trường mới.

Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là vui chơi, vì vậy khi phải tiếp nhận nề nếp của lớp học, nhất là một lớp học mới thì trẻ sẽ có xu hướng tránh né. Trẻ sẽ có biểu hiện ăn vạ, mè nheo cho đến khi nào được theo ý muốn của mình mới thôi.

Điều này phụ thuộc vào ứng xử và kỉ luật phù hợp với quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ của bố mẹ đã đề ra. Hãy chắc chắn rằng những kỉ luật có sự thỏa thuận trước với trẻ, và thực hiện một cách quyết đoán, thường xuyên. Trẻ sẽ có sự tự giác và ý thức trách nhiệm với chính hành vi của mình

Trẻ được hình thành tính kỷ luật tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

3. Trẻ thiếu tính tự lập, thụ động

Có nhiều trẻ cảm thấy chưa sẵn sàng để tham gia vào lớp học, không biết trong lớp học mới có những yêu cầu gì. Thậm chí có những bạn còn cảm thấy lo lắng đối với “nhiệm vụ” này.

Ba nguyên nhân chính trên dẫn đến những cảm xúc tiêu cực của trẻ khi tham gia vào môi trường giáo dục. Điều này giúp bố mẹ và thầy cô hiểu rõ hơn về tâm lý của trẻ. Từ đó, giúp trẻ tham gia vào môi trường mới một cách dễ dàng hơn.

Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy tổ chức cho con mình những chuyến đi dã ngoại, picnic hoặc cho trẻ tham gia vào các khóa trại hè bán trú. Trẻ sẽ được tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi, được tham gia, trải nghiệm để hiểu hơn về thế giới xung quanh. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM,… trẻ sẽ được trau dồi kiến thức, kỹ năng sống để tự tin bước đi trên con đường phát triển bản thân.

(Theo cô Lê Nhung – giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn