Việc tự lập là điều mà bố mẹ nào cũng nên tập cho con trẻ ngay từ nhỏ. Thói quen này sẽ giúp trẻ có thể trở nên chủ động hơn khi bước vào tuổi trưởng thành
- Cha mẹ hãy tạo cho con thói quen tự lập từ sớm
Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản, như việc cho trẻ tự mặc quần áo chẳng hạn. Dạy trẻ phân biệt mặt trước sau, trái phải, dạy trẻ mặc quần áo như thế nào. Có thể trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian trong những lần đầu. Nhưng mẹ nên kiên nhẫn, khuyến khích hoặc khen ngợi trẻ thay vì làm giúp trẻ. Sau một vài lần, trẻ hoàn toàn có thể tự mặc quần áo một cách nhanh chóng.
Tập cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày của mình như tự gấp quần áo của mình hay chỉ đơn giản là đem cất ly nước mà trẻ vừa uống xong có thể giúp trẻ tự lập hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ làm “chân chạy vặt” mỗi khi mẹ làm bếp, vừa tăng cơ hội gần gũi giữa mẹ và trẻ vừa giúp bé tự lập hơn.
Bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng dần mức độ khó lên khi trẻ đã quen dần. Khi trẻ đã quen với việc cất đồ chơi sau khi chơi, mẹ có thể khuyến khích con tự dọn dẹp phòng của mình hoặc giúp mẹ làm những công việc nhà đơn giản. Mẹ cũng nên chú ý là không nên la mắng con khi bé chưa thể tự mình làm được những việc đó. Việc la mắng chỉ làm con mất tự tin với khả năng của mình. Hãy kiên trì và nhẹ nhàng hướng dẫn cho con cách làm một lần nữa.
Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, cha mẹ Nhật thường trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn và bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa, được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn cắt gọn đủ lớn để trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối. Trên bàn ăn, cha mẹ Nhật lúc nào cũng đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể học theo người lớn tự vệ sinh cho sạch. Nếu như bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì mẹ Nhật sẽ thiết kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì mẹ Nhật sẽ thiết kế những loại khoá kéo, kim băng cài hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặc quần áo.
Trên giày dép của trẻ em Nhật luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để bé biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can ghi rõ loại đồ chơi với từng giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.
- Không bao giờ chỉ trích
Mỗi chúng ta khi làm việc tốt ai cũng mong muốn nhận được lời khen. Và trẻ con cũng vậy. Theo các chuyên gia, việc giáo dục trẻ mầm non điều quan trọng là quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh nghiệm tự lập cho lần sau chứ không phải kết quả như thế nào.
Cha mẹ Nhật quan niệm rằng chúng ta làm việc rất nhiều lần mới có thể thành thạo, nên khi trẻ bắt đầu làm dù có chậm hay sai sót thì cũng là chuyện rất bình thường. Do đó mà mẹ Nhật không bao giờ chê trách con cái, ngược lại họ luôn khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn. Hơn nữa, việc giáo dục trẻ ở trường cũng luôn khuyến khích trẻ nói những điều mà bản thân nghĩ và làm những điều mà trẻ cho là đúng. Nếu trẻ nói sai thì phải hướng trẻ tìm ra điểm sai sót và đặc biệt không bao giờ chê trách, “thà làm sai còn hơn không làm gì cả” người ta quan niệm như vậy. Mắc sai lầm giúp trẻ mạnh dạn hơn.
Các cha mẹ có thể tìm hiểu theo cách mà người Nhật dạy cho trẻ cách tự lập để có thể sớm tạo thói quen cho con
Vừa rồi là những điều mà bố mẹ cho trẻ cách tự lập theo cách của người Nhật. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .
Giáo viên Nghiêm Thị Thúy – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara