Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh đang đau đầu vì con mình đang quá nhút nhát, đặc biệt khi gặp người bạn mới hoặc ra môi trường lạ. Trẻ nhút nhát thường tỏ ra lo lắng khi tiếp xúc, giao tiếp với người khác. Trong một cuộc gặp mặt với người khác, trẻ thích quan sát người khác làm hơn là nói chuyện. Để cải thiện kỹ năng sống cho trẻ trong trường hợp này, cha mẹ hãy giúp đỡ trẻ càng sớm càng tốt.
1. Những hậu quả mà trẻ nhút nhát có thể gặp phải trong cuộc sống sau này:
- Giảm cơ hội phát triển bản thân và kỹ năng sống cho trẻ
- Ít bạn bè hơn
- Cảm thấy ít vui vẻ khi tham gia các hoạt động cần tương tác với người khác như thể thao, âm nhạc, khiêu vũ,…
- Tăng cảm giác cô đơn, cảm thấy bản thân không quan trọng, giảm lòng tự trọng
- Giảm khả năng đạt được mục tiêu vì sợ bị người khác đánh giá.
- Hay lo lắng, sợ sệt.
- Có những biểu hiện như đỏ mặt, toát mồ hôi, đỏ mặt, lắp bắp.
2. Những nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhút nhát? Bố mẹ hãy dành thời gian để xem con mình đã gặp phải trường hợp nào dưới đây:
Tính cách: Những đứa trẻ nhạy cảm, dễ bị đe dọa có thể sẽ trở thành nhút nhát khi lớn lên.
Học từ cha mẹ: Trẻ bắt chước rất nhanh, vì vậy chúng có thể dễ dàng học tính cách nhút nhát từ cha mẹ.
Ảnh hưởng từ mối quan hệ với gia đình: Nếu trẻ không có sự gắn bó an toàn với gia đình hay bố mẹ quá bao bọc sẽ là cản trở cho trẻ khi gặp môi trường mới.
Thiếu giao tiếp xã hội: Nếu một đứa trẻ không được tiếp xúc với người khác trong những năm đầu đời, trẻ sẽ rất khó để có thể giao tiếp với người lạ. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
Những lời chỉ trích gay gắt: Khi trẻ gặp phải quá nhiều những lời nhận xét tiêu cực hoặc bị bắt nạt nhiều lần, trẻ sẽ càng trở nên nhút nhát hơn.
Yêu cầu cao: Trẻ bị đẩy vào những nhiệm vụ có yêu cầu quá cao so với bản thân nhiều lần sẽ bị tự ti, giảm đi niềm tin vào bản thân.
3. Thái độ của bố mẹ là yếu tố quan trọng:
- Đừng coi con bạn là người nhút nhát. Hãy luôn luôn nghĩ tích cực đứa trẻ đang dần tự tin lên.
- Đừng để người khác gán cho con bạn cái mác nhút nhát.
- Khi con bạn nhút nhát, hãy đồng cảm và động viên, khích lệ chúng thật nhiều nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
- Hãy tạo ra cuộc trò chuyện thoải mái và khuyến khích con nói về điều con đang lo sợ.
- Kể với trẻ rằng bố mẹ cũng đã từng nhút nhát và cách bạn vượt qua nó. Điều này sẽ giúp trẻ vững tin, bớt lo lắng hơn.
- Bố mẹ hãy là chính mình! Tự tin và con bạn sẽ nhìn bạn để chúng tự tin hơn.
Ngoài ra, để trẻ không còn nhút nhát, phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng cách nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy cho con tham gia và các khóa học kỹ năng sống hay chương trình FasTracKids STEM,… trẻ sẽ được gặp gỡ, giao tiếp với các bạn đồng trang lứa, cùng nhau phát triển bản thân, cải thiện các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21!
Theo cô Ngô Thu Hường – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara