Đã khi nào phụ huynh nhận thấy sao dạo này con khó bảo hơn và rất dễ nổi khùng với tất cả mọi người. Đó là điều rất bình thường khi các con bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, khi cùng với sự tích lũy kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ đã được cải thiện, khiến đời sống tâm lý ngày càng phong phú hơn, thì tính cách, cũng như nhu cầu, sở thích, hành động, năng lực của con không ngừng thay đổi.
Các con đã bắt đầu tự đánh giá tất cả qua lăng kính của bản thân. Với tâm lý “ngựa non háu đá”, muốn thử thách, khám phá những điều mới mẻ, dẫn tới các con bắt đầu cãi lời bố mẹ, thậm chí là tỏ thái độ gay gắt đối đầu. Vậy nguyên nhân là gì? Theo các nhà khoa học đã phân tích chỉ ra, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc mất kiểm soát về cảm xúc của con:
- Nguyên nhân khách quan:
- Gia đình không hạnh phúc. Khi mà “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” thì việc bố mẹ cứ mải tranh giành, chỉ trích nhau mà không hề quan tâm đến con thì đó cũng là nguyên nhân hình thành tâm lý chống đối của con cái, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
- Không chỉ có gia đình mà nhà trường cũng có sự ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến tâm lý các con. Chỉ cần một vài lời nói, hành vi không thỏa đáng của một vài giáo viên cũng khiến con có tâm lý dần xa cách với giáo viên.
- Tiếp theo là ảnh hưởng từ bạn bè xấu. Thường bạn bè là những người có cùng cảm nhận, sở thích, nhu cầu tình cảm và xu hướng hành vi. Vì vậy, giữa các con dễ dàng có cùng suy nghĩ, thông cảm và cảm hóa lẫn nhau. Và đây cũng là nguyên nhân rất lớn trong việc chống đối của thanh thiếu niên.
- Cuối cùng là tính hiếu kỳ của con, đây là lúc nhận thức của con phát triển rất mạnh. Trẻ sẽ vô cùng tò mò về thế giới xung quanh, rất ham hỏi, tuy nhiên, nếu phụ huynh không hiểu đúng hành vi của con cái, sẽ ngăn cản, nghiêm cấm thậm chí trách phạt chúng, hay có những phụ huynh còn thờ ơ, lạnh nhạt với con. Điều này làm ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chính những điều trên đã khiến cho con bị áp chế và tìm cách phản kháng lại.
- Nguyên nhân chủ quan:
Đây là thời kỳ phát triển và biến đổi tâm sinh lý của con gồm: sự phát triển không ngừng của đại não, các chức năng não bộ, năng lực phán đoán, phân tích, tư duy cũng được nâng cao, phạm vi tư duy ngày càng mở rộng. Đây chính là nguyên nhân và cơ sở cho những ý tưởng chống đối của con. Lúc này, tư duy đã có tính phê phán độc lập nhưng do thiếu kinh nghiệm và sự từng trải nên nhận thức của con vẫn còn chưa toàn diện, vì thế dễ dẫn tới cách nhìn phiến diện, cố chấp và cực đoan. Các con thường không có khả năng phân tích tổng hợp và toàn diện như người lớn cho nên thường coi những lời khuyên nhủ của thầy cô và gia đình như là sự “quản thúc”, “áp chế”, “ép buộc”, làm tổn hại đến lòng tự trọng của mình. Do đó, các con luôn tự đặt mình vào thế đối đầu với người lớn, nảy sinh tâm lý chống đối.
- Lời khuyên cho phụ huynh:
- Để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy thấu hiểu con, đứng trên lập trường của con để nhìn nhận vấn đề, thấu hiểu cảm nhận của con, đặt mình vào vị trí của con để từ đó giúp con có cái nhìn đúng đắn hơn.
- Chia sẻ cởi mở với con, cha mẹ có thể kể với con về tuổi trẻ của mình, về những ước mơ, những khát khao, những phản kháng, những chia sẻ cởi mở đó có thể giúp rút ngắn khoảng cách, xóa rào cản tâm lý giữa cha mẹ và con cái, từ đó hai bên cùng bình tĩnh tìm ra cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất.
- Tìm hiểu bạn bè của con, có thể giới thiệu cho con những người bạn lanh lợi, ngoan ngoãn… Từ đó, dần dần có thể thay đổi tâm tính của con.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp với con là điều cần thiết để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, không phải tự dưng mà con chống đối. Vì vậy, với những biểu hiện chống đối của con, cha mẹ cần xem lại phương pháp giáo dục của mình đã phù hợp chưa, có “chuyên quyền”, “bạo lực” không? Đôi khi chỉ cần thay đổi phương pháp giáo dục, mọi chuyện sẽ được giải quyết. Ngoài ra, nếu thầy cô giáo có phương pháp giáo dục không phù hợp cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của con, trong trường hợp này, cha mẹ nên gặp giáo viên và khéo léo đề nghị thầy cô giáo thay đổi phương pháp giáo dục con.
- Chấp nhận sự chống đối “chính đáng” của con, chống đối không đồng nghĩa với sai. Đôi khi, con sẽ “nhạy cảm” với xu thế của thời đại hơn cha mẹ, con có thể cảm thấy ngành nghề nào đấy hiện chưa được biết đến rộng rãi có thể phát triển trong tương lai, và nhất định không chịu theo định hướng của cha mẹ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần nhìn nhận lại vấn đề.
- Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng cách, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho trẻ tham gia vào các khóa trại hè bán trú, các khóa học kỹ năng sống hay chương trình FasTracKids STEM. Trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường giáo dục hiện đại, đúng cách nhất phù hợp với từng lứa tuổi.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ có ích cho quý phụ huynh và con. Chúc cha mẹ và con sớm tìm được điểm chung cải thiện được mối quan hệ.
Theo cô Bùi Thị Hoa – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara