Để trẻ học tập tốt hơn, để trẻ làm bài tập về nhà hiệu quả hơn, bố mẹ cần hướng dẫn con làm bài tập dễ trước, bài tập khó sau, và chắc chắn bố mẹ sẽ ngồi học cùng con vừa là người kiểm soát tiến trình học tập của con, vừa là người bạn đồng hành với con. Nhưng cha mẹ học cùng con sao cho hiệu quả thì sau đây là 5 lưu ý cơ bản dành cho bố mẹ.
1. Đừng làm bài tập hộ con
- Bố mẹ đừng bao giờ xem bài tập về nhà của con là trách nhiệm mình phải giải hết cho con. Mà bố mẹ chỉ là người hướng dẫn và hỗ trợ con.
- Không ít bố mẹ bực mình, cáu gắt khi con giải mãi không ra kết quả một bài toán, con phải mất hàng giờ để làm xong và khi đó lại còn rất nhiều bài tập mà đã muộn rồi. Bố mẹ sẽ có xu hướng làm giúp con và hỏi con đã hiểu hay chưa. Chắc chắn câu trả lời của con là hiểu rồi và lặng lẽ gấp sách vở. Nhưng thực chất là con chưa hiểu gì đâu ạ!
- Vậy khi đó cha mẹ học cùng con, con làm sai hãy để con tự sửa, bố mẹ đừng chỉ ngay đáp án cho con.
2. Dạy trẻ cách học
- Khi hướng dẫn con làm bài tập, bố mẹ hãy đưa ra cho con bài tập tương tự ở mức độ dễ hơn, bố mẹ hãy lấy những ví dụ thực tế để con dễ hình dung, liên tưởng.
- Ví dụ như: Đề bài: “Có 6 thùng nước mắm như nhau, tổng 6 thùng có 600 lít nước mắm. Hỏi 3 thùng có bao nhiêu lít nước mắm?”. Bố mẹ có thể phân tích: con có 6 hộp kẹo sugus to bằng nhau, con đếm cho mẹ mỗi hộp có bao nhiêu cái nhỉ – à như vậy là số kẹo bằng nhau… Tức thay vì phân tích như đề bài thì bố mẹ lấy ví dụ đúng thứ con yêu thích tạo cảm hứng hơn cho con.
- Và có một điều đặc biệt cần lưu ý, bố mẹ hãy cho con làm đi làm lại dạng bài tập đó mỗi ngày để chắc chắn con đã hiểu và ghi nhớ cách giải dạng bài tập đó.
- Ngoài ra, cha mẹ học cùng con có thể dán những lưu ý về những công thức, quy tắc…con hay quên lên góc học tập của con. Chẳng hạn như: trong một phép tính, cần nhân chia trước cộng trừ sau, nếu chỉ có cộng trừ ta thực hiện từ trái qua phải…
3. Dạy trẻ ý thức về thời gian
- Trẻ chưa thể tự ý thức được về thời gian, con đã làm bài tập đó bao lâu rồi, con còn bao nhiêu thời gian để làm bài tiếp theo, mà con chỉ biết đến một việc đó là con đã buồn ngủ rồi, con tự cho rằng mình đã học lâu và muộn rồi.
- Vì thế, bố mẹ cần là người chú ý cho con về thời gian. Bố mẹ sẽ quy định trước bài này con chỉ là làm trong 5 phút, 10 phút, 15 phút thôi nhé, bố mẹ nhắc nhở con chỉ con 3 phút, 5 phút… thôi nhé. Hoặc bố mẹ có thể nhắc nhở con, con làm bài tập này chỉ bằng con xem một đoạn phim hoạt hình để con dễ hình dung.
4. Tạo không gian học tập thích hợp
- Khi người lớn làm việc cũng cần một không gian đủ tiêu chuẩn để làm việc hiệu quả thì với trẻ cũng vậy không gian học tập vô cùng quan trọng.
- Khu vực học tập của con cần:
+ Có đủ ánh sáng.
+ Có đủ những dụng cụ, thiết bị học tập để con không phải chạy đi chạy lại lấy thêm đồ dùng học tập.
+ Có đủ sự yên tĩnh để con không xao nhãng về âm thanh, lời nói như: tiếng tivi, máy tính, điện thoại,…
+ Trẻ không bị người khác quấy rối khi đang học bài. Vì chắc chắn một lời gọi đi chơi đồ chơi, ăn đồ ăn,… trẻ sẽ bị phân tán tư tưởng và có khi cha mẹ học cùng con, phải hướng dẫn bài tập đó cho con lại từ đầu (nên đồng thời bố mẹ hãy nhắc nhở con làm gì cũng hãy làm từ đầu đến cuối rồi hãy dừng tay).
5. Tạo động lực
- Bố mẹ đừng quên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực của con nhé!
- Bố mẹ có thể lựa chọn cách tích điểm thưởng của con để đổi quà, hay bố mẹ có thể lựa chọn: “Nếu con làm xong bài tập, cả nhà mình sẽ cùng đi siêu thị”; “Nếu con làm bài tập này đúng, không cần mẹ hướng dẫn, mẹ sẽ không giao thêm bài tập nữa nhé”…
Vừa rồi là 5 lưu ý để cha mẹ cùng con học tập hiệu quả nhất, hãy áp dụng để con luôn đạt thành tích tốt nhé. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tìm hiểu và cho con tham gia vào khóa học kỹ năng sống, chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ,… để con được phát triển tốt nhất về mọi mặt ngay từ nhỏ.
Theo cô Ngô Thị Nhài – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara