“Khủng hoảng tuổi lên 3” là câu nói quen thuộc mà có lẽ bố mẹ thường được nghe và thường được nhắc đến. Đa phần các bố mẹ sẽ nhận thấy những khác biệt ở con của mình như có biểu hiện về: sự thay đổi ý liên tục, hờn dỗi vô cớ, đòi hỏi vô lý…
Những lúc trẻ thay đổi khác lạ như vậy chính là những lúc con đang gặp khủng hoảng về tâm lý. Do trẻ còn quá nhỏ, thiếu thốn những kỹ năng sống trẻ em để hiểu mình cần làm gì. Và trẻ sẽ bối rối vì không biết mình muốn gì, luôn lo lắng về những hành vi cư xử của bản thân.
Mỗi giai đoạn phát triển ở từng độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ gắn liền với những nét tính cách mới được tạo ra để thích nghi với độ tuổi của mình và khi trẻ không kịp thích nghi, các nét tính cách đó sẽ dẫn đến giai đoạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ.
Dưới đây là một số giai đoạn khủng hoảng tâm lý của trẻ:
1. Khủng hoảng tuổi ấu nhi (từ 0 – 3 tuổi)
Giai đoạn này là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với môi trường mới rộng lớn hơn. Trẻ phải thích nghi với sự thay đổi về thể chất theo từng gia đoạn: nằm – lẫy – bò – đứng – đi – chạy. Cùng với sự phát triển về thể chất là sự phát triển về tri giác, cảm xúc, tình cảm xung quanh. Trẻ rất tò mò, mong muốn được khám phá mọi thứ xung quang, từ nhận biết âm thanh, hình ảnh, đến nhận biết các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là nhận biết người thân.
Ở giai đoạn này, trẻ phát triển mạnh về mặt tình cảm, trẻ gắn bó sâu sắc với mẹ và một vài người thân trong gia đình như: bố, bà nội… Vì đây là những người gần gũi, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Trẻ rất sợ phải xa người thân nên trẻ thường sợ hãi và òa khóc khi gặp người lạ và đặc biệt sợ hãi khi trẻ phải xa gia đình để đi học ở trường mẫu giáo. Do vậy, trẻ cần được rèn luyện ở một môi trường mới như các lớp giáo dục về kỹ năng sống trẻ em để trang bị tốt cho mình kiến thức về tâm lý và đời sống.
2. Khủng hoảng tuổi lên ba (từ 3 – 6 tuổi)
Giai đoạn tuổi lên 3, trẻ có những bước phát triển tốt hơn về thể chất và ngôn ngữ. Trẻ nghe và bắt chước cách nói chuyện của người lớn rất nhanh, nhưng do chưa phát triển hoàn toàn nên khả năng phát âm còn bị ngọng, nói khó nghe. Khi giao tiếp với mọi người, trẻ hay khóc, hờn dỗi do không thể diễn đạt hết mong muốn của mình cho người lớn hiểu.
Đặc biệt ở giai đoạn này, trẻ xuất hiện nhu cầu tự lập, muốn làm theo ý mình. Trẻ muốn được tự làm rất nhiều việc như: tự mặc áo, tự đi chơi… Tuy nhiên, bản tính bao bọc con cái của bố mẹ thường có xu hướng muốn làm hộ con hoặc ngăn cấm con tự làm. Điều này khiến cho trẻ có thái độ chống đối, bướng bỉnh, ương ngạnh, xuất hiện từ cửa miệng cho mọi yêu cầu của người lớn chính là “Không”.
Để giúp trẻ vượt qua gia đoạn này, bố mẹ nên để ý đến những thay đổi trong tính cách của trẻ từ đó có những phương pháp giáo dục kỹ năng sống trẻ em phù hợp; đặt ra các tình huống, vấn đề nhằm hướng dẫn và giúp trẻ được thể hiện mình rõ ràng hơn hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động thư giãn và năng động như các khóa hè bán trú, lớp học kỹ năng sống trẻ em, lớp học FasTracKids…
3. Khủng hoảng tuổi nhi đồng (từ 6 – 11 tuổi)
Đây được gọi là giai đoạn tiền tiểu học – một trong những giai đoạn chuyển biến quan trọng của trẻ, từ một học sinh mẫu giáo trở thành một học sinh tiểu học. Trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới từ việc làm quen với bạn mới, cô giáo mới, trường lớp mới, các hoạt động học tập mới do từ nhỏ trẻ không được trang bị kỹ năng sống trẻ em, không được tiếp xúc nhiều với các môi trường mới mẻ.
Khả năng tập trung của trẻ bị ảnh hưởng khá nhiều do thời gian và cách tổ chức hoạt động học tập ở mẫu giáo – tiểu học là khác nhau. Bên cạnh niềm vui rằng mình đã lớn, đã trưởng thành hơn thì một số trẻ còn mang tâm lý lo lắng, sợ hãi khi phải đến trường tiểu học.
Vì vậy, việc cho trẻ tham gia các lớp học trải nghiệm về kỹ năng sống trẻ em về tiền tiểu học hay chuẩn bị hành trang vào lớp 1 là rất cần thiết để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
4. Khủng hoảng tuổi dậy thì (từ 11 – 15 tuổi)
Giai đoạn này là một trong những giai đoạn khủng hoảng khó khăn nhất đối với trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ đang chuyển giao từ một học sinh tiểu học lên học sinh trung học cơ sở. Trẻ có nhiều sự thay đổi mà bản thân chưa kịp thích nghi đó là: thay đổi về cơ thể, về sinh lý và cả tâm lý.
Sự phát triển vượt trội về mặt cơ thể như vóc dáng, cân nặng, ngoại hình khiến trẻ thấy mình trưởng thành hơn, mong muốn làm mọi thứ tốt hơn. Tuy nhiên hệ cơ, hệ xương chưa được nhanh nhạy nên việc gây đổ, vỡ đồ đạc là chuyện bình thường.
Nhưng người lớn thường phán xét trẻ qua những hành động gây đổ vỡ đó là hậu đậu và dành những từ ngữ khá nặng để chê trách trẻ. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để trẻ được tập huấn các kỹ năng sống trẻ em và áp dụng và đời sống thật. Bên cạnh đó, việc phát triển về sinh lý như hiện tượng kinh nguyệt ở các bạn nữ và hiện tượng mộng tinh ở các bạn nam khiến cho trẻ mang tâm lý ngại ngùng, ngại chia sẻ với người thân.
Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ rất coi trọng các mối quan hệ bạn bè. Trẻ có mong muốn được thể hiện mình – thể hiện cá tình riêng, mong muốn học hỏi, trao đổi thông tin nên nhu cầu giao tiếp với các bạn nhiều hơn là giao tiếp với bố mẹ. Đặc biệt, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, mình có thể tự quyết định được nhiều việc nhưng bố mẹ vẫn coi mình như là một đứa trẻ. Điều này dẫn đến xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa bố mẹ và con, tình cảm bố mẹ với con cũng sẽ có sự thay đổi, thậm chí là rạn nứt.
Sau những giai đoạn như vậy, cách tốt nhất để bố mẹ có thể giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khủng hoảng của mình một cách suôn sẻ và thuận lợi nhất đó là:
Hãy thử đổi vai cho con, đứng vào vị trí của con và thử suy nghĩ giống con để hiểu con nghĩ gì, con mong muốn điều gì và con cần những điều gì từ bố mẹ.
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của con thông qua các tài liệu online hoặc đăng ký cho con các khóa học về kỹ năng sống trẻ em, về tâm lý con trẻ để tìm ra phương pháp giải quyết hợp lí nhất cho con.
Quan trọng hơn cả là hãy trở thành một người bạn thân của con. Con có thể có rất nhiều bạn bè xung quanh nhưng không ai trong số họ là ruột thịt, là quen thuộc với con. Nên thay vì để con bối rối và tìm đến cách giải quyết từ người ngoài thì bố mẹ nên trở thành một người bạn để tâm sự với con, cho con những lời khuyên bổ ích nhất và chỉ cho con con đường đúng đắn mà con nên đi.
(Theo cô: Nguyễn Thủy Tiên – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)