Cùng con phát triển kỹ năng sống kiên nhẫn

Cha mẹ không nên mong đợi con mình học được sự kiên nhẫn ở cùng độ tuổi với những đứa trẻ khác xung quanh mình. Tất nhiên sẽ có một số trẻ phát triển sự kiên nhẫn sớm, nhưng một số trẻ cần được đào tạo trong một thời gian dài hơn.

Đây là một số phương pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng sống kiên nhẫn:

1. Dạy trẻ những trò chơi mà các bé có thể chơi một mình

Có một vài lý do tại sao việc chơi một mình là rất quan trọng đối với trẻ em. Một trong số đó là bạn hãy tạo điều kiện để các con tự mình giải trí bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào có thể để kích thích óc sáng tạo của trẻ. Trí tưởng tượng của trẻ là không biên giới, thêm vào đó, những trò chơi này không cần bất kỳ sự chuẩn bị hoặc các vật dụng đặc biệt nào cả. Trò chơi ghép hình giải câu đố, truy tìm kho báu, tưởng tượng các câu chuyện dạng như chuyện cổ tích, diễn kịch, trò chơi nhập vai,…

Tạo cho trẻ những trò có thể chơi một mình

2. Nghĩ ra trò chơi để “cứu cánh” cho cha mẹ khi trẻ phải chờ đợi ở những nơi công cộng

Trẻ em luôn luôn chán chường khi phải chờ đợi xe buýt đến, hay chờ mẹ quay trở lại sau khi mua sắm xong. Đối với những dịp này, chuyển hướng sự chú ý của trẻ là cách làm thông minh. Để phát triển tốt được kỹ năng sống kiên nhẫn cho con ở bất kỳ đâu, Cha mẹ hãy cùng con đưa ra các ý tưởng, tham gia một trò chơi tìm kiếm các vật thể kích thích được bộ óc sáng tạo của trẻ ở xung quanh. Ví dụ, cha mẹ có thể tạo cho con trò chơi đếm các xe ô tô cùng trong khi chờ đợi tại một trạm xe buýt hoặc đếm các biển hiệu trong khi đi lại. Điều quan trọng ở đây là cha mẹ phải làm cho con mình tập trung vào trò chơi quên đi việc phải chờ đợi.

3. Một “mẹo” đơn giản để trẻ không ngắt lời người lớn

Allison Hendrix, một blogger và là mẹ của hai đứa con, đã đưa ra một quy tắc giúp phát triển tốt được kỹ năng sống kiên nhẫn cho trẻ đó là Quy tắc ngắt lời lan truyền rộng rãi trên Internet bởi tính đơn giản và thông minh của nó.  Khi một đứa trẻ muốn nói điều gì đó trong khi cha mẹ đang nói chuyện với người khác, chúng chỉ cần đặt tay chúng lên tay hoặc lên vai của phụ huynh. Nếu cha mẹ hưởng ứng bằng cách chạm tay vào tay chúng, điều đó có nghĩa là đứa trẻ đó đã được cha mẹ “nghe thấy” và sẽ được tham dự cùng sớm nhất có thể. Rõ ràng hành động đó sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy đang được bố mẹ tôn trọng và không bị lờ đi khi họ đang giao tiếp với người lớn.

Trẻ chạm tay và cha mẹ khi muốn tham gia cuộc nói chuyện

4. Chờ đợi các sự kiện lớn:

Thực tế mà nói, trẻ em có thể học để biết cách không làm gián đoạn người lớn và vui chơi một mình, nhưng việc phải chờ đợi những ngày quan trọng (Giáng sinh, sinh nhật, ngày nghỉ…) vẫn không phải là điều dễ dàng. Có thể dùng biện pháp tâm lý, ví như dùng cuốn lịch Advent (Lịch Mùa vọng) có thể giúp con trẻ cảm thấy việc chờ đợi trở nên ngắn hơn. Cho đến ngày diễn ra sự kiện, mỗi ngày sẽ được đánh dấu bằng các tấm bưu thiếp sinh động, trên tấm bưu thiếp có ghi kèm lời chúc hoặc những bài tập, công việc có tính sáng tạo, những bao gói bé xinh xắn có đựng quà tặng, hay gói bánh kẹo mà trẻ yêu thích. Chắc chắn là dù trẻ ở độ tuổi nào cũng sẽ vô cùng thích thú với những lựa chọn sinh động này, bởi những điều đó đều là những bất ngờ thú vị.

Để giúp trẻ rèn luyện tốt kỹ năng sống kiên nhẫn, cha mẹ hãy cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, khóa hè bán trú hay chương trình FasTracKids STEM,… Tham gia vào các khóa học hè bán trú đầy bổ ích, lý thú trẻ được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi, đua nhau phát triển để tự tin bước trên các con đường chông gai hơn.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn