Hiện nay, có một thực tế là rất nhiều trẻ vị thành niên không thích, không phải và thậm chí là không biết làm việc nhà, dù đó đơn giản là những công việc vệ sinh cá nhân của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
Vậy đâu là nguyên nhân?
1. Bố mẹ chấp nhận làm thay con mọi việc
Trên thực tế, tình yêu của bố mẹ không tỉ lệ thuận với thành công và chất lượng cuộc sống sau này của con. Làm việc nhà cũng như vậy, nếu như bố mẹ thay con làm hết thì chúng sẽ chẳng muốn động tay động chân làm gì, dần dần sẽ không biết tự chăm sóc bản thân mình, cho dù có muốn làm thì cũng không biết làm như thế nào?
2. Do tính lười biếng, ỷ lại của trẻ
Có những đứa trẻ lười biếng sẽ không thích làm việc nhà, bố mẹ có bắt ép thì mới chịu làm. Ví dụ: con đang chơi, mẹ sai con quét nhà, con vâng xong không làm luôn mà chơi tiếp, đến khi đến giờ học mẹ lại ngại làm phiền con học, nên tự mình làm. Điều này sẽ dễ dàng tạo tâm lý ỷ lại, trốn việc cho con, không những không thể giúp con tự lập, cải thiện kỹ năng sống cho trẻ mà còn tạo cho con thói quen xấu.
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
3. Không làm hộ con
Để con có thể tự làm việc nhà, bố mẹ nhất quyết không làm hộ con nữa. Khi con tự chăm lo cho bản thân thì con mới có thể tự lập và có trách nhiệm với mình và người khác. Điều này sẽ rất có ích cho việc phát triển nhân cách của con sau này.
4. Cho con tự lựa chọn
Bố mẹ hãy nói rõ với con: Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ phải làm việc nhà. Sau đó, liệt kê từng việc một như: rửa rau, nấu cơm, rửa bát, lau bàn ghế, quét nhà,… để cho con tự lựa chọn. Tuy nhiên, cần khéo léo để hướng dẫn con lần lượt làm hết mọi việc trong nhà. Nên giao việc vừa sức và cũng không nên lặp đi lặp lại một cách máy móc để tránh mất đi sự hứng thú của con.
Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ không nên ép buộc con làm quá nhiều việc, gây ảnh hưởng đến học tập. Ngoài ra, khi con đang tập trung làm một công việc nào đó, cũng không nên bắt chúng làm việc nhà. Con cũng cần được tôn trọng, chúng không thích người khác bị làm phiền.
5. Sắp xếp công việc phù hợp
Khi phân công việc nhà cho con, cần phải căn cứ vào độ tuổi và tình hình thực tế để giao việc phù hợp, khi làm tốt, trẻ có thể cảm nhận được niềm vui thành công. Nếu như công việc quá sức thì trẻ sẽ khó hoàn thành, từ đó dễ nản chí, không dám làm việc khác.
6. Không được phép chần chừ
Mỗi khi sai con làm việc gì đó, bố mẹ có thường nhận được câu trả lời “Lát nữa con làm”, nhưng chờ mãi cũng không thấy chúng làm? Lúc này bố mẹ cần đôn đốc con làm ngay. Đương nhiên, cũng cần giúp đỡ và hướng dẫn con khi cần thiết để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ.
Bố mẹ phải là tấm gương tốt. Nếu muốn con tình nguyện làm việc nhà thì bố mẹ cũng phải cố gắng làm tốt những việc đó, tuyệt đối không được làm qua loa.
Để con có thể trưởng thành một cách lành mạnh, bố mẹ cần tạo cơ hội cho con lao động, giúp con hiểu được những gì tốt đẹp nhất trên thế giới này đều là do sức lao động và bàn tay khéo léo của con người tạo ra. Cha mẹ cũng có thể tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM,… để trẻ được phát triển toàn diện đúng cách nhất ngay từ ban đầu.
Theo cô Bùi Thị Hoa – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara