DẠY TRẺ CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN

Giáo dục con bạn về giá trị của đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng trở thành người tiết kiệm chứ không phải tiêu xài hoang phí.

Theo các chuyên gia tài chính và các nghiên cứu tại Singapore, khi 7 tuổi, hầu hết trẻ em đã nắm được cách vận hành của tiền, đây là lúc chúng thường bắt đầu sử dụng tiền tiêu vặt hàng ngày ở trường tiểu học.

Ngoài ra, thái độ của trẻ đối với tiền bạc cũng cần được hình thành ở tuổi này. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn con mình thận trọng với tiền bạc, bạn phải dạy chúng giá trị của nó ngay khi chúng biết đếm. Dưới đây là những cách dễ dàng để chúng ta, với tư cách là cha mẹ, có thể giúp con cái bắt đầu thói quen tiết kiệm cả đời.

Dạy trẻ em cách tiết kiệm tiền
Dạy trẻ em cách tiết kiệm tiền

1. Dạy con so sánh “mong muốn” với “nhu cầu”

Trước khi giao cho con bất kỳ khoản tiền nào, hãy giúp con nắm bắt được sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Cha mẹ có thể sử dụng sự trợ giúp của các thẻ phân loại. Mỗi thẻ phải có hình vẽ về “nhu cầu” – chẳng hạn như các bữa ăn cơ bản hàng ngày; hoặc “mong muốn” – ví dụ như kem, trà sữa, đồ chơi. Cha mẹ yêu cầu trẻ phân loại các thẻ và thảo luận về từng quyết định đó.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể giúp con mình củng cố bài học này bằng cách đưa ra ví dụ về việc mua quá nhiều mặt hàng trong danh mục “mong muốn” có thể khiến những thứ trong danh mục “nhu cầu” không được đáp ứng, và tại sao điều này không tốt. Chẳng hạn như nước sạch sinh hoạt trong nhà có thể bị cắt nếu hóa đơn không được thanh toán đúng hạn.

Dạy con so sánh “mong muốn” với “nhu cầu”
Dạy con so sánh “mong muốn” với “nhu cầu”

2. Giúp trẻ hiểu giá trị của việc tiết kiệm tiền

Một cách để phát triển ý thức tài chính của con bạn là thông qua việc sử dụng cẩn thận số tiền mà trẻ nhận được từ tiền tiêu vặt, hoặc từ những khoản tiền dành dụm được của trẻ. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày vào con heo đất ở nhà. Nhìn thấy “chú heo tiết kiệm” tăng cân lên ngày ngày sẽ là một điều đáng tự hào cho cả phụ huynh cũng như con của họ.

Cần cho trẻ tập làm quen với việc mua sắm để biết tự định giá một số hàng hóa cơ bản. Khi trẻ muốn mua một món hàng có giá trị lớn hơn một chút, chẳng hạn như bộ trò chơi lego mới nhất, hãy thử đề nghị con sử dụng số tiền tiết kiệm được từ tiền tiêu vặt hàng ngày. Điều này giúp con bạn chịu trách nhiệm về những mong muốn của mình. Ngoài ra, dạy con bạn giá trị của đồng tiền khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm và chi tiêu tốt khi lớn hơn.

Giúp trẻ hiểu giá trị của việc tiết kiệm
Giúp trẻ hiểu giá trị của việc tiết kiệm

3. Lập ngân sách dễ dàng

Khi các mục tiêu tiết kiệm đã được tạo ra, cha mẹ có thể giới thiệu ý tưởng lập ngân sách để giúp con họ tiêu tiền tiêu vặt một cách khôn ngoan. Ví dụ một phương pháp hay là: thay vì đưa cho con một tờ tiền tiêu vặt có mệnh giá 50.000 VND, thì hãy đưa nhiều tờ tiền có mệnh giá thấp hơn (5.000, 10.000, 20.000 VND), vì vậy, trẻ sẽ dễ dàng hơn để dành một phần cho các mục tiêu khác nhau.

Các bậc phụ huynh nên lưu ý, không có cách nào tốt hơn để dạy trẻ cách tiết kiệm hơn là làm gương. Với kế hoạch tài chính phù hợp, bạn có thể chuẩn bị tốt cho các mốc quan trọng trong tương lai của bản thân cũng như gia đình mình.

Vừa rồi là những cách dạy trẻ tiết kiệm tiền để bố mẹ tạo dựng cùng con một kỹ năng sống cho trẻ giúp học tập và làm việc hiệu quả nhất . Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Lê Việt Hoàng – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn