Dạy trẻ giải quyết bất đồng

Những xích mích, bất đồng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Đối với người lớn việc xử lý những bất đồng đó được đánh giá là cả một nghệ thuật. Vậy để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường hợp này bố mẹ cần có xu hướng giải quyết như thế nào?

Cha mẹ hãy giáo dục cho trẻ cách giải quyết trước những bất đồng

Xã hội ngày nay, những xích mích, mâu thuẫn, bất đồng là chuyện thường ngày không thể tránh khỏi trong cuộc sống chúng ta, đặc biệt là trong 1 xã hội đầy cạnh tranh như hiện nay. Điều này đòi hỏi mỗi người cần có cách ửng xử khéo léo để giải quyết những bất đồng đó một cách văn minh. Tất cả chúng ta đều ý thức được điều đó, nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy. Chúng ta thường hành động một cách bản năng và đề cao cái tôi của bản thân, trẻ nhỏ cũng vậy. Trẻ thường có biểu hiện hung hăng, cào cấu, cắn,… thậm chí là đánh bạn khi giữa chúng xảy ra những mâu thuẫn. Kiểm soát bản thân là điều rất cần thiết cho trẻ ngay lúc này, và không ai khác chính là các bậc cha mẹ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, biết cách giữ thái độ bình tĩnh khi gặp những rắc rối, bất đồng.

Sau đây là những gợi ý giúp các bậc cha mẹ hướng dẫn con giải quyết những bất đồng một cách hòa bình.

Không phải tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều được giải quyết một cách dễ dàng, và cha mẹ sẽ phải truyền đạt điều ấy cho con cái khi chúng đối mặt với những thử thách lớn hơn. Nhưng những bước nhỏ hằng ngày mà cha mẹ thực hiện để khuyến khích kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ sẽ giúp trẻ có những sáng kiến cá nhân tốt hơn để đối phó với những vấn đề khó khăn và thử thách hơn trong cuộc sống khi chúng lớn lên từng ngày.

1. Dạy trẻ cách tự kiểm soát bản thân

Trong nhiều trường hợp trẻ thường cáu giận và nổi khóc khi không được làm những điều mình muốn. Để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ có thể ngăn cản và làm giảm bớt cơn tức giận của trẻ bằng cách xa rời trẻ trong khoảng thời gian ngắn từ 2 đến 5 phút, khi trẻ hết cáu giận thì lại tiếp tục chơi cùng trẻ. Điều này rất hiệu quả trong việc khuyến khích trẻ tự kiểm soát bản thân và đồng thời cũng bày tỏ được thái độ tán dương của cha mẹ để trẻ hiểu rằng không nên mất kiểm soát trong những tình huống khó khan

Mẹ dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc khi đang tức giận

Ở tuổi đi học, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết hơn và chọn lựa cho mình một cách cư xử đúng hay sai. Chính vì thế cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tình huống gây cáu giận và nên làm dịu cơn giận của trẻ thay vì để nó bộc phát.

Cha mẹ cũng nên phân tích tác hại nhằm cải thiện kỹ năng sống cho trẻ khi trẻ không thẻ kiềm chế được cảm xúc. Từ đó trẻ có thể hiểu hơn về lợi ích của việc kiểm soát bản thân và dễ dàng tha thứ hơn trong những tình huống mâu thuẫn hằng ngày.

2. Dạy con cách giải quyết tập trung vào vấn đề

Dạy trẻ các bước giải quyết vấn đề cơ bản, bắt đầu từ việc nhìn nhận vấn đề, tiến hành phân tích và đưa ra các phương án giải quyết. Bất cứ khi nào có thể, hãy tạo điều kiện cho trẻ ra quyết định. Tiếp tục công việc bằng cách đảm bảo trẻ có quyền chọn lựa và dứt khoát. Tránh đưa ra những giải pháp áp đặt vào con trẻ vì cha mẹ luôn có những giải pháp mặc định làm hạn chế sự suy nghĩ của trẻ.

Hãy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để có trách nhiệm trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề của chúng, và bằng cách làm này, cha mẹ sẽ dạy trẻ một kỹ năng quan trọng có thể giúp ích cho trẻ trong suốt cuộc đời.

3. Dạy con cách đối xử chân thành

Đối xử chân thành với người khác, trẻ sẽ nhận được sự yêu thương nhiều hơn từ bạn bè và những người xung quanh. Cha mẹ hãy dạy trẻ hiểu thế nào lòng khoan dung, dạy trẻ đồng cảm với người khác là như thế nào, nhắc nhở trẻ cười cợt người khác khi gặp khó khăn là xấu và khơi dậy tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác trong trẻ. Nên nhớ rằng trẻ con như tờ giấy trắng, do đó không khó để chúng tiếp thu những điều này, chúng sẽ hiểu được những điều bạn dạy và phát triển một thái độ sống tốt hơn đấy.

Cha mẹ hãy dạy con cách đối xử chân thành để tránh những bất đồng

Ngoài ra, để phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng cách nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tổ chức cho trẻ những chuyến đi dã ngoại đầy gần gũi, thân mật, cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, trại hè bán trú hay chương trình FasTracKids STEM,… để trẻ được gặp gỡ với các bạn đồng trang lứa, cùng nhau phát triển các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21 nhé!

Theo cô Dương – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn