ĐỂ TẠO TÍNH ĐỘC LẬP CHO TRẺ? CHA MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần dạy dỗ cẩn thận, xây dựng cho trẻ tính độc lập, kể cả độc lập trong ý nghĩ, việc làm, ăn uống cho đến mọi khía cạnh trong cuộc sống. Đó là cách tốt nhất giúp trẻ tự tin và thích nghi với môi trường sống nhanh hơn và tốt hơn.  

Thực tế, trẻ không hề cần cha mẹ giúp làm tất cả mọi việc, cứu vớt trẻ ra khỏi thất bại và thất vọng, hoặc tìm lý do cho thất bại của trẻ, trẻ có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Điều cha mẹ phải làm chính là bồi dưỡng nhân cách độc lập của trẻ bằng sáu phương pháp dưới đây:

  1. Dạy trẻ linh hoạt giải quyết vấn đề

Trên đường về nhà, Linh ấm ức kể với mẹ chuyện cô bé bị bắt nạt. Để Linh vui, mẹ cho phép cô bé xem ti vi thêm một lúc vào buổi tối và làm nhiều món Linh thích để cô bé bớt buồn phiền, tiện thể giúp bé nghĩ cách đối phó với “đứa trẻ hư” đó.

Thay vì làm như vậy, chi bằng hãy giúp trẻ bằng cách khác, đừng để Linh quen thói việc gì cũng hỏi cha mẹ. Lần sau khi gặp phiền phức, nên hỏi cô bé: “Có chuyện gì vậy con? Mẹ sẽ rất vui nếu con chia sẻ cho mẹ.” Sau đó bày tỏ với con rằng bạn tin cô bé có khả năng vượt qua khó khăn: “Mẹ tin con sẽ không sao. Con có thể làm được.”. Tiếp đó, khuyến khích cô bé động não suy nghĩ: “Con nghĩ xem, lần trước bạn Thư nhà hàng xóm cũng gặp phải chuyện này, bạn ấy đã làm như thế nào?”. Một khi, Linh nắm được kĩ xảo này bạn cũng có thể thử cô bé, bảo cô bé đưa ra đáp án trong thời gian quy định.

Phương pháp này có thể khởi động tính tích cực của Linh, khiến cô bé nỗ lực giải quyết vấn đề mình gặp phải, chứ không ỷ lại chờ sự giúp đỡ của cha mẹ.

Dạy trẻ linh hoạt giải quyết vấn đề
Dạy trẻ linh hoạt giải quyết vấn đề
  1. Dạy trẻ nếu có nảy sinh mâu thuẫn thì hãy bàn bạc với nhau

Hai chị em lại cãi nhau rồi, lần này hai đứa suýt đánh nhau vì giành chơi máy tính. Cũng như mọi lần, chúng hi vọng người lớn có thể giải quyết tranh chấp. Cách mà bố mẹ có thể làm là: Dạy trẻ có việc gì thì bàn bạc với nhau, như vậy sau này chúng có thể tự kiềm chế, tránh để xảy ra những tình huống mất kiểm soát. Bạn có thể nói: “Nếu con không vui thì ra ngoài làm việc khác. Mỗi người ra một chỗ đến khi bình tĩnh trở lại.” Sau đó, bạn cần giải thích: “Các con cần học cách bàn bạc với nhau. Nếu con đề nghị ra ngoài chơi, em con cũng đồng ý, vậy thì chẳng phải hai đứa đều vui sao?”

Tiếp đó, dạy chúng một số phương pháp thương lượng, bàn bạc, ví dụ như tung đồng xu, oẳn tù xì…, hoặc nói: “Lần sau hai đứa cãi nhau, đứa nào mà đi ra chỗ khác trước thì coi như thắng.” Quy định thời gian cũng là cách hay để giảm tranh cãi. Có thể nói với trẻ: “Mẹ quy định: Nếu các con cãi nhau, nhiều nhất chỉ được tranh cãi năm phút. Nếu sau năm phút vẫn chưa giảng hòa, thì hai đứa đừng chơi nữa, đến lượt mẹ chơi.”

  1. Để trẻ độc lập bằng việc học cách tự quản lý bản thân

“Mẹ ơi, mẹ nhất định phải giúp con tìm một lý do!” Con gái khẩn cầu, “Con không có thời gian viết thời gian biểu tuần tới. Nhưng nếu con không nộp thì cô giáo sẽ không cho con tham gia chuyến dã ngoại cuối tuần.”

Một bà mẹ bốn mươi mốt tuổi, có con gái mười bốn tuổi chia sẻ rằng, chị thường rơi vào bẫy con gái giăng sẵn cho mình, buộc phải giúp con nghĩ cách. “Bây giờ cứ hễ có chuyện gì là con gái lại đợi tôi giải vây giúp.”

Có phải bạn cũng giống như bà mẹ kể trên, hết lần này đến lần khác “cứu nguy” cho con mình không? Nếu câu trả lời là đúng thì hãy thử áp dụng phương pháp dưới đây nhé!

Đừng nhiệt tình giúp đỡ, hãy từ chối yêu cầu vô lí của trẻ. Bạn có thể nói với trẻ: “Chúng ta phải đặt ra một quy tắc. Đừng kiếm cớ nữa, con phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình.” Chính vì trẻ chưa biết cách sắp xếp hợp lý đối với cuộc sống và việc học tập, nên mới dẫn tới nhiều vấn đề, tuy nhiên bạn không nên giải vây giúp trẻ. Khi trẻ xâm phạm một thói xấu nào đó, bạn có thể hỏi lại trẻ: “Con tự nghĩ xem nên làm như thế nào?” Sau đó, bạn dạy trẻ lập thời gian biểu hằng tuần. Trẻ sẽ nghiêm túc làm tốt việc của mình, như viết thời gian biểu, đồng thời nộp thời gian biểu vào đúng ngày ghi rõ trên lịch. Chúng thậm chí còn có thể vẽ lịch trình của mình ra để tiện ghi nhớ.

Để trẻ học cách tự quản lý bản thân
Để trẻ học cách tự quản lý bản thân
  1. Khích lệ trẻ độc lập tự đưa ra quyết định

Hoa đã hứa tối nay sẽ đến chơi với Mai, nhưng đột nhiên bé lạ được Tuấn mời đến dự sinh nhật, tuy nhiên Mai lại không được mời.

“Cha ơi, con nên làm thế nào?” Hoa muốn cha giúp mình quyết định.

Trong trường hợp này tốt nhất cha đừng quyết định giúp cô bé. Ngược lại, có thể dẫn dắt Hoa suy nghĩ xem quyết định của cô bé có thể mang lại những ảnh hưởng gì, từ đó giúp cô bé tự đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình. Cha có thể dẫn dắt cô bé một cách vừa phải, như hỏi bé: “Con buộc phải tự đưa ra lựa chọn thôi! Nếu con đi dự sinh nhật của Tuấn, con sẽ nói với Mai như thế nào?”, “Con cảm thấy, nếu con đến chơi với Mai mà không đi dự sinh nhật Tuấn, cậu ấy có vui không?” Nếu trẻ lớn rồi, bạn có thể khuyên con: “Nghĩ xem những mặt lợi và hại mà mỗi lựa chọn của con có thể mang lại.”. Trẻ thường xuyên tự đưa ra quyết định thì trong tương lai, năng lực xử lý độc lập những tình huống phức tạp càng mạnh.

  1. Khiến trẻ học cách chịu đựng áp lực đến từ bạn bè

Cô con gái mười bốn tuổi nói với bạn, cô bé “buộc phải” mua hàng hiệu đắt tiền vì “tất cả các bạn trong lớp đều mặc quần áo như vậy.” Thực tế, có lúc áp lực đến từ bạn bè là tích cực, nhưng nhiều khi trẻ cũng bị tác động bởi những hành vi không tốt của bạn bè, nếu trẻ học được cách phân tích khách quan về sự vật và bản thân mình, vậy thì cha mẹ sẽ không cần lo lắng trẻ sẽ đánh mất khả năng tự đánh giá mình vì sợ bị bạn vè bài xích.

Bạn có thể trì hoãn một thời gian, hai tuần sau hỏi lại con: “Bộ quần áo đắt tiền giống của bạn học đó có đáng mua không? Nếu không mua thì có ảnh hưởng gì không?” Có thể trẻ vẫn “cứng đầu” nói nhất định phải mua, nhưng đa phần là chúng đã bắt đầu suy nghĩ đến vấn đề “có đáng không” rồi. Bạn có thể thiết lập “phụ cấp trang phục” cho trẻ, như vậy sẽ giúp trẻ tự quản lí tiền của mình, từ đó khiến trẻ biết cách mua quần áo thực tế hơn.

  1. Tạm biết thói xen vào mọi việc của trẻ

Nếu muốn bồi dưỡng một đứa trẻ có tính tự lập cao thì cần cung cấp cho trẻ điều kiện làm việc độc lập, cha mẹ phải sửa đổi thói việc gì cũng thích xen vào của mình. Hãy kiemr tra xem những câu dưới đây có gì “tình cờ giống” các câu nói cửa miệng của bạn không, nếu câu trả lời là “có” thì sau này bạn không nên nói nữa:

Bảo vệ: “Nếu con cần gì, cứ tới tìm mẹ, có mẹ đây!”

Ủng hộ: “Mẹ sẽ giúp con, con yêu”

Chiều chuộng: “Mẹ sẽ bảo cha mẹ bạn đó mời con dự tiệc sinh nhật bạn ấy, yên tâm đi”

Làm thay: “Con mệt rồi, con yêu, đi nghỉ một lúc đi! Mẹ làm giúp con”

Nguyên nhân bạn phải dừng ngay việc này là bởi chúng sẽ không thể giúp con bạn phát triển phẩm chất tự lập được, trẻ không thể tự mình trưởng thành, cũng không thể bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm.

Tạm biết thói xen vào mọi việc của trẻ
Tạm biết thói xen vào mọi việc của trẻ

 

Trẻ vừa tới thế giới này liền không ngừng quan sát nhất cử nhất động, từng lời ăn tiếng nói của người lớn. Cử chỉ, lời nói của cha mẹ là sự giáo dục đầu tiên và trực tiếp nhất đối với trẻ. Cha mẹ hãy cùng đồng hành cùng con và khiến những điều này trở thành một thói quen thường ngày của trẻ. Trẻ vừa đứng trên vạch xuất phát cuộc đời, rất cần sự dẫn dắt của cha mẹ, nếu cha mẹ bắt đầu bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ ngay từ nhỏ, trẻ sẽ được hưởng lợi cả đời, đó mới là tình yêu lớn nhất của cha mẹ đối với trẻ.

Vừa rồi là những cách đề tạo cho trẻ khả năng độc lập. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Kim Minh – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn