Để tự tin cùng con trên mọi nẻo đường

Tự tin là phẩm chất tâm lí tích cực, là “dinh dưỡng tinh thần” cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ, là một kỹ năng sống cho trẻ cần được phát triển từ nhỏ, nó có tác dụng vô cùng to lớn trong quá trình trưởng thành của trẻ. Nếu con bạn là người tự tin vậy con bạn sẽ sống lạc quan phóng khoáng, làm việc chủ động tích cực, loại bỏ sự nhút nhát, dũng cảm chấp nhận thử thách.

Đây là 6 bí quyết giúp trẻ tự tin:

1. Đừng ngại khen trẻ

Để cải thiện kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ đừng ngoại trừ nói những lời khen với trẻ. Lời khen giúp cho trẻ tin rằng mình có thể làm được điều đó, đừng chỉ sử dụng những lời phê bình với con hãy cố gắng để ý những hành vi tốt, những việc như lặng lẽ đọc sách, cách giao tiếp với anh chị em, làm bài kiểm tra, đối xử với thú cưng trong gia đình.

Con được mẹ khen khi làm đúng bài tập

2. Giúp trẻ kết bạn

Có nhiều bạn bè tốt thì sẽ phát triển tốt kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ tăng sự tự tin, và cha mẹ đóng vai trò giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ cũng là để trẻ tránh được những sự cám dỗ. Vào những ngày chơi hãy khiển trách và sửa chữa trẻ khi bạn bè đã về nhà, những ngày chơi sẽ là điều cần thiết cho trẻ xây dựng tình bạn mạnh mẽ hơn. Cố gắng đừng làm trẻ xâu hổ trước mặt bạn bè, điều này có thể làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.

3. Năng lực là điều quan trọng giúp trẻ tự tin

Khả năng phản ứng của trẻ thường dựa vào năng lực của chúng. Để tự tin là một kỹ năng sống cho trẻ, đầu tiên cần để trẻ hiểu khả năng của mình, tin vào năng lực của bản thân. Sự cổ vũ của cha mẹ mang lại nhiều tác động tích cực trong quá trình trẻ xây dựng lòng tin cho mình. “Con có thể làm được” là thông điệp rất quan trọng với mỗi đứa trẻ.

Sự cổ vũ của gia đình giúp trẻ tự tin thể hiện khả năng của mình hơn

Cha mẹ nên tạo cho trẻ cơ hội, cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng sống, các khóa hè bán trú,… để thực hiện và hiểu được kết quả hành động của mình, cùng với việc cảm nhận thành công, cũng nên nếm trải một vài thất bại, hình thảnh năng lực ứng phó. Có thành công thì đương nhiên cũng có thất bại, cha mẹ không nên vì thất bại mà ảnh hưởng đến giá trị bản thân trẻ. Điều quan trọng là trẻ dũng cảm thử sức, dũng cảm đối mặt với thất bại, đồng thời lòng tự tôn, tự tin của trẻ cũng không bị ảnh hưởng. Cuối cùng, để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, hãy để trẻ làm những việc trẻ thích, đồng thời yêu cầu trẻ làm tốt, điều này sẽ giúp ích cho việc bồi dưỡng sự tự tin và năng lực của trẻ.

4. Thành công có thể kích thích sự tự tin của trẻ

Một người chỉ cần cảm nhận được niềm vui một lần thành công thì sẽ có ý chí và sức mạnh theo đuổi không ngừng nghỉ, tăng sự tự tin của mình, giảm cảm giác tự ti, và sự thành công liên tiếp sẽ càng củng cố niềm tin của người này. Ngược lại, nếu một người trải nghiệm thất bại, không được cảm nhận niềm vui của sự thành công, dần dần họ sẽ trở nên ủ rũ và nhụt chí. Vì thế, chúng ta cần tận dụng mong muốn con thành công, trong quá trình dạy dỗ trẻ, để trẻ cảm nhận được thành công, từ đó thúc đẩy trẻ phát triển trên cơ sở vốn có.

Để trẻ có được thành công, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ làm những điều con thích, hoặc đặt ra cho con những mục tiêu mà thông qua sự cố gắng của bản thân, con có thể thực hiện được nó. Đó chính là dự cảm thành công.

5. ch hoạt động lực của trẻ

Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ ta hãy thiết lập mục tiêu và động lực giúp trẻ có niềm tin vào khả năng của chính mình. Kích hoạt động lực bằng cách đặt mục tiêu cho trẻ. Kích hoạt động lực ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có xu hướng có động lực hơn sau này. Cho dù đó là đi bộ đến trường, hoặc làm việc chăm chỉ hơn một chút trong bài kiểm tra hoặc thực hành bài nhảy của trẻ, động lực là một công cụ thiết yếu cho sau này trong cuộc sống.

Hướng dẫn trẻ thiếp lập những mục tiêu để có niềm tin hơn vào chính mình

6. Thái độ của cha mẹ quyết định sự tự tin của trẻ

Có thể nói, mỗi bậc cha mẹ đểu là những người thầy sáng tạo tính cách cho con cái, quỹ đạo trưởng thành của trẻ đều ghi nhớ sâu sắc lời dạy dỗ của cha mẹ. Vậy muốn bồi dưỡng tính cách tự tin cho trẻ, cha mẹ cần điều chỉnh mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giúp trẻ xây dựng niềm tin, bảo vệ lòng tự trọng của trẻ. Cha mẹ không nên, so sánh con với những đứa trẻ khác thay vào đó hãy để trẻ tự so sánh với bản thân mình, tìm thấy sự tự tin cho mình.

Ngoài ra, để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ có thế tổ chức cho con các buổi dã ngoại, picnic hay cho con tham gia vào các khóa hè bán trú, chương trình FasTracKids STEM,…Hãy để trẻ được phát triển đúng cách nhất ngay từ nhỏ cha mẹ nhé!

(Theo cô Trần Ánh – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn