Với trẻ nhỏ, ngôn ngữ là phương tiện hình thành, phát triển nhận thức, tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ và quan trọng hơn ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng. Ở trẻ 3 tuổi vốn từ của trẻ rất ít nên việc nói chuyện vẫn kho khăn , vì vậy việc đọc sách cùng con sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện .
Vai trò của biện pháp “đọc sách cùng con” trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi:
Thắt chặt mối quan hệ giữa bố mẹ và con. Việc đọc sách cho trẻ không chỉ tạo cơ hội để bố mẹ và con có thể ngồi gần bên nhau, cùng tập trung vào một hoạt động mà còn tạo cơ hội tương tác, trò chuyện giữa bố mẹ và con. Những trẻ thường xuyên được bố mẹ dành thời gian đọc truyện hằng ngày sẽ có cảm giác được yêu thương, vui vẻ và thoải mái hơn.
Tạo nền tảng phát triển khả năng học tập. Đọc sách mở ra cánh cửa thành công trong việc học tập cho trẻ, cùng với niềm yêu thích học tập và điểm số cao ở các môn học. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng kĩ năng ngôn ngữ nói là kĩ năng học tập cơ bản. Trẻ được đọc sách từ sớm sẽ có kiến thức phổ thông rộng hơn. Tháng 3 năm 2013, viện nghiên cứu xã hội và kinh tế ứng dụng Melbourne đã công bố một nghiên cứu chứng minh rằng những trẻ từ 4 đến 5 tuổi đọc sách từ 3 đến 5 lần mỗi tuần sẽ phát triển vượt trội hơn 6 tháng so với những trẻ không đọc sách. Những trẻ đọc sách hằng ngày sẽ phát triển hơn những trẻ ít đọc sách khoảng 1 năm và thường phát triển vượt trội hơn so với tuổi của mình.
Song hành cùng việc phát triển ngôn ngữ việc ”đọc sách cùng con” sẽ giúp con có kĩ năng giao tiếp tốt hơn. Khi được tiếp xúc và chứng kiến cách giao tiếp của các nhân vật trong câu chuyện, cũng như qua tiếp xúc với bố mẹ trong thời gian đọc sách, trẻ sẽ học được các kĩ năng giao tiếp quý giá. Hơn nữa, những trẻ đọc sách từ sớm sẽ có vốn từ vựng cần thiết để có thể giao tiếp với bố mẹ, bạn bè và thầy cô giáo. Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định rằng những trẻ có khả năng tìm được từ chúng muốn dùng sẽ có xu hướng cảm thấy tự tin, độc lập và hiểu biết tốt hơn. Tương tự như vậy, những trẻ yêu thích đọc sách sẽ có xu hướng nỗ lực để thể hiện suy nghĩ, mong muốn của chúng trước khi trở nên tức giận.
Khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Nhà giáo dục Jim Trelease đã lưu ý rằng có một sự khác biệt rõ ràng giữa việc giao tiếp với một đứa trẻ và đọc sách cho trẻ. Lời nói thường là những cụm từ thông dụng và những câu ngắn gọn, thậm chí giản lược. Còn những câu trong sách thường là những câu phức tạp hơn và mang tính giáo dục cao hơn. “Ngôn ngữ trong sách rất phong phú và đó là những câu hoàn chỉnh. Trong sách, báo, tạp chí, ngôn ngữ phức tạp hơn và phong phú hơn.” Chính vì thế, những trẻ được đọc sách thường xuyên từ nhỏ sẽ có xu hướng nói những câu đầy đủ, vốn từ vựng phong phú hơn, sử dụng từ chính xác hơn.
Hình thành tư duy lôgic. Một minh chứng khác về giá trị của đọc sách đối với trẻ là giúp trẻ nắm bắt các khái niệm trừu tượng, suy nghĩ theo lôgic ở những tình huống khác nhau, nhận biết nguyên nhân – kết quả và học cách đánh giá sự việc. Khi trẻ bắt đầu biết liên hệ những câu chuyện trong sách với các tình huống diễn ra trong thế giới của mình, trẻ càng trở nên hào hứng với những gì cha mẹ muốn chia sẻ từ cuốn sách.
Giúp trẻ hào hứng với những trải nghiệm mới. Khi trẻ tiến tới một giai đoạn phát triển quan trọng trong đời hoặc sắp sửa trải qua những trải nghiệm căng thẳng, đọc cho trẻ nghe một câu chuyện với tình huống tương tự sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ có tâm thế thoải mái trong giai đoạn chuyển tiếp này. Ví dụ, nếu trẻ lo lắng khi sắp đi mẫu giáo, bố mẹ có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện có liên quan đến chủ đề này để trẻ thấy cảm giác hồi hộp là điều hoàn toàn bình thường.
Ngoài việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ việc đọc sách giúp tăng cường sự tập trung và kỉ luật ở trẻ. Việc ngồi đọc sách yêu cầu giảm vận động tay chân và tăng vận động trí óc. Những trẻ có thói quen ngồi yên tĩnh để tự đọc sách hoặc nghe cha mẹ đọc sách thường không cảm thấy khó khăn khi phải ngồi yên một chỗ để học tập lúc bước vào tiểu học.
Hình thành thói quen đọc sách tích cực. Đọc sách cho trẻ từ sớm giúp con coi sách như niềm vui chứ không phải nhiệm vụ. Khi lớn lên, các trẻ này thường chọn sách thay cho các trò giải trí khác như tivi, trò chơi điện tử. Thói quen đọc sách sẽ giúp trẻ tiếp cận được nguồn tri thức rộng lớn.
Để giúp con hình thành và phát triển các kỹ năng toàn diện khác khóa học Ismartkids của hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển các nhóm kỹ năng giúp trẻ nhận thức về bản thân và nhóm các kỹ năng xã hội, ứng xử.
Giáo viên kỹ năng sống
Nguyễn Thị Nhật Lệ