Đồng hành cùng con vượt qua khó khăn

Để trưởng thành và tự tin hơn, trẻ phải vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn và tích lũy rèn luyện rất nhiều kỹ năng sống trẻ em trong cuộc sống. Và một trong những khó khăn mà trẻ phải vượt qua đó chính là sự bất hợp tác, sự bướng bỉnh.

Không dễ để những đứa trẻ bướng bỉnh, bất hợp tác lắng nghe những lời khuyên hay lời góp ý từ giáo viên và phụ huynh. Việc tiếp cận và rèn luyện kỹ năng sống trẻ em cho những đứa trẻ bướng bỉnh đòi hỏi phải kiên trì và phải thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài.

Dưới đây là một số biện pháp để giúp bố mẹ tiếp cận và rèn luyện kỹ năng sống trẻ em cho trẻ bường bỉnh:

1. Chuẩn bị trước cuộc nói chuyện

Trẻ bướng bỉnh, bất hợp tác thông thường do trẻ gặp phải nhiều vấn đề trong gia đình, lớp học, xã hội mà chưa được giải quyết gây ra những khúc mắc và những hành vi tâm lý trở nên khác biệt so với những đứa trẻ khác. Cái mà trẻ cần nhất những cuộc trò chuyện, tâm sự và chia sẻ từ bố mẹ, giáo viên. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chủ đề nói, kế hoạch để cuộc trò chuyện diễn ra thoải mái, dễ dàng là rất quan trọng.

Bố mẹ hãy tâm sự cùng trẻ để hiểu trẻ hơn và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh, bất hợp tác.

2. Chọn thời điểm thích hợp

Trong ngày sẽ có 1 vài thời điểm thích hợp mà bố mẹ có thể lựa chọn để trò chuyện cùng con. Đó có thể là trong lúc chuẩn bị bữa tối hoặc sau khi ăn tối xong. Sau một ngày đi làm bận rộn, đây là lúc chúng ta cần ngồi lại và dành thời gian cho những vấn đề của trẻ. Hãy chọn thời điểm mà cả trẻ và bạn không vướng bận để tạo tâm lý thoải mái cho trẻ.

3. Lắng nghe con bạn

Hãy tìm một câu chuyện liên quan đến vấn đề trẻ đang gặp phải để mở đầu và khơi gợi cuộc trò chuyện dễ dàng hơn. Thay vì đặt ra những câu hỏi mang tính chất vấn thì bố mẹ hãy đưa ra những câu hỏi để khích lệ trẻ nói về những điều trẻ biết về câu chuyện hay vấn đề đó. Bố mẹ hãy để trẻ nói, tâm sự những vấn đề đang gặp phải và bố mẹ hãy lắng nghe thật nhiều hơn. Trẻ bướng bỉnh sẽ càng phản kháng mạnh và không thể hiện suy nghĩ của mình nếu bố mẹ dùng những câu hỏi yêu cầu, ra lệnh. Thay vì đó, bố mẹ hãy thật nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ như những người bạn để trẻ thấy rằng trẻ đang được quan tâm và những ý kiến, suy nghĩ của trẻ đang được bố mẹ tôn trọng.

4. Hãy thể hiện cảm xúc với con

Việc thể hiện cảm xúc của mình với trẻ sẽ giúp trẻ nhận thấy bố mẹ cũng là người bình thường – có cảm xúc vui, buồn, đồng tình hay không đồng tình với những chuyện xảy ra trong cuộc sống. Và sau đó, chúng ta hãy kiểm soát cảm xúc của mình để tiếp tục buổi nói chuyện. Từ đó, con bạn sẽ được dịp quan sát và học lại cách kiểm soát cảm xúc từ bố mẹ.

5. Hãy nói sự thật

Đôi khi bố mẹ có thể trả lời “Bố/Mẹ không biết” hoặc “hồi nhỏ bố/mẹ cũng có suy nghĩ giống con, nhưng hoàn toàn không phải như con nghĩ”, “hồi còn nhỏ có lần bố/mẹ đã không nghe lời ông bà…”. Hoặc khi con bạn hỏi “Tại sao những người xấu lại làm như vậy?” và nhiều câu hỏi “khó đỡ” khác bố mẹ hãy thoải mái nói suy nghĩ, quan điểm của mình một cách nhẹ nhàng. Miễn sao cuối buổi nói chuyện bố mẹ hãy trấn an con bằng cách nói rằng khi con gặp vấn đề nào đó hãy nói vói bố mẹ và chúng ta sẽ cố gắng nghĩ ra cách để giải quyết chúng, hãy nhớ kèm theo một câu nói tràn ngập tình yêu thương với con bạn. Chắc hẳn sau buồi nói chuyện, khoảng cách giữa bạn và những đứa trẻ bướng bỉnh, bất hợp tác sẽ được rút ngắn lại.

Bố mẹ hãy tâm sự thật những tình trạng mình đã từng gặp phải để trẻ hiểu rằng những chuyện này là hoàn toàn bình thường và sẽ có cách giải quyết.

6. Tìm đến sự trợ giúp

Nếu trẻ bường bỉnh và quá bất hợp tác, mà bố mẹ không thể hiểu được vấn đề con gặp phải là gì thì hãy tìm đến những sự trợ giúp xung quanh. Bố mẹ có thể tìm hiểu vấn đề trẻ đang gặp phải thông qua bạn bè của trẻ, thầy cô, anh chị… vì đôi khi trẻ lại hay tâm sự với những người xung quanh. Hoặc bố mẹ hãy tìm đến những chuyên gia, nhà tâm lý học. Những nhà chuyên môn sẽ đưa ra cách giải quyết cho những vấn đề con bạn đang phải trải qua.

Theo cô Ngô Hường – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn