Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về lòng tốt của con người

Lòng tốt có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng mọi câu trả lời đều có liên quan đến việc xem xét cơ bản cho người khác, thay vì chỉ hành động vì lợi ích cá nhân. Đối với trẻ nhỏ, lòng tốt đơn giản được thể hiện bằng việc vỗ lưng một người bạn đang lo lắng, vẫy tay với người hàng xóm lớn tuổi hoặc chia sẻ một nửa bánh quy với em trai của mình.  Vì vậy, trong quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ chúng ta cần giáo dục về lòng tốt cho con.

Hãy giáo dục cho con về lòng tốt ngay từ ban đầu

Điều bạn có thể làm để biến thế giới trở nên tốt đẹp hơn là tạo ra một nền văn hóa của lòng tốt trong chính ngôi nhà của bạn.

1. Giúp trẻ hiểu ý nghĩa của lòng tốt

Ngay cả trước khi con bạn đủ lớn để có hành động tử tế, bạn có thể bắt đầu việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nói về lòng tốt và sự đồng cảm. Sự đồng cảm được tạo ra trong chúng ta từ khi sinh ra và được cảm nhận bằng trực giác về những gì người khác cảm nhận. Đó là lý do tại sao một đứa trẻ 2 tuổi của bạn có thể bật khóc khi nhìn thấy một đứa trẻ biết đi khác ngã ở sân chơi. Đây chính là cơ hội để bạn nói lên trải nghiệm đó: “Con cảm thấy buồn vì con đang quan tâm, lo lắng cho bạn của mình.”

Khi trẻ lên 3 – 5 tuổi, đây là thời điểm tốt để bắt đầu thảo luận về lòng tốt. Gợi ý và “Quy tắc Vàng” là một bệ phóng để trò chuyện với trẻ: Chúng ta đối xử với người khác theo cách mà chúng ta hy vọng sẽ được đối xử với chính mình. Điều này, bạn có thể giải thích với trẻ mẫu giáo: “Con không muốn ai đó trêu chọc con về vết muỗi đốt của mình, vì vậy con không nên trêu chọc anh em của mình”. Sau khi trẻ hiểu được điều này, bạn có thể chuyển sang “Quy tắc Bạch kim”: Chúng ta đối xử với mọi người theo cách tốt nhất dành cho họ, ngay cả khi điều đó khác với những gì tốt nhất dành cho chúng ta. Điều này nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ theo một chiều hướng đúng đắn. Để trẻ có thể thấy điều đó trong cuộc sống thực tế, bạn có thể nói với người bạn 5 tuổi của mình: “Anh trai của con sẽ mệt mỏi sau cả ngày học trên lớp. Mẹ và con có nên chuẩn bị cho anh một bữa tối đặc biệt không?”

Cha mẹ hãy giúp con hiểu ý nghĩa của lòng tốt

2. Truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của trẻ

“Chơi trò giả vờ” là một cách tuyệt vời để trẻ nhỏ thực hành sự đồng cảm. Bạn có thể nói với con của bạn: “Búp bê của con bị ngã xuống và bạn ấy có thể bị đau chân. Con nghĩ chúng ta nên làm gì cho bạn ấy”

Khi trẻ lớn hơn, bạn hãy yêu cầu trẻ tưởng tượng những tình huống thực tế phức tạp hơn khi con bạn gặp chúng. Ví dụ: “Mẹ tự hỏi sẽ như thế nào khi mẹ phải ngủ bên ngoài và trời rất lạnh.” hay “Con hãy tưởng tượng việc đi xe buýt trên xe lăn khó khăn đến mức nào?”. Điều này giúp cha mẹ có thêm phương pháp cải thiện tốt kỹ năng sống cho trẻ.

Theo thời gian, kiểu suy nghĩ này trở nên tự động và một đứa trẻ cũng phản ứng với nó. Khi trẻ nhìn thấy một người bạn đang đói, con biết rằng mình cần chia sẻ bữa sáng của mình với bạn. Con muốn viết một bức thư cho chú lính cứu hỏa vì đã giải cứu chú mèo con nhà mình. Con giao tiếp bằng mắt với những người ngồi xe lăn và nở một nụ cười.

Đọc một cuốn sách cùng con cũng là một cách để kết nối với con bạn. Những trải nghiệm cuộc sống của người khác sẽ rất khác với trẻ. Khi đọc sách, trẻ được tưởng tượng bằng cả trái tim và tâm hồn chứ không chỉ là bộ não. Các nhận vật trong cuốn sách thường chia sẻ cảm xúc của họ theo cách đôi khi còn sâu sắc hơn việc thấy họ ngồi ngay trước mặt bạn.

Cùng đọc một cuốn sách sẽ truyền được cảm hứng và sự sáng tạo cho trẻ

3. Mẫu mực ở mọi nơi bạn đến

Khi nói đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nuôi dạy một đứa bé tử tế và chu đáo, điều quan trọng nhất là bố mẹ phải làm gương cho con có thể làm là làm gương cho trẻ. Chúng ta không thể kiểm soát hành vi của trẻ nhưng chúng ta có thể tìm cách thể hiện hành vi tử tế của mình. Trẻ rất muốn sao chép người lớn từ khi còn nhỏ. Giúp con bạn hiểu được khái niệm trừu tượng về lòng tốt bằng các từ cụ thể: cho, chia sẻ, an ủi, hỗ trợ, lắng nghe, bảo vệ, giúp đỡ,…

Để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học FasTracKids cho trẻ, chương trình trại hè bán trú,… Ở đây trẻ được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa, giao tiếp với người nước ngoài, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.

Theo cô Hân – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn