Chừng nào một đứa trẻ vẫn chưa đi học, chừng đó vẫn còn tồn tại các vấn đề giới hạn. Ở lớp mẫu giáo, các con vẫn còn được lựa chọn những gì mình muốn làm. Trẻ có thể từ chối những hoạt động mình không thích một cách dễ dàng với lý do “thật nhàm chán”. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để giúp con tập trung tốt nhất trong độ tuổi mầm non?
Khơi dậy sự hào hứng cũng liên quan đến sự kiên nhẫn và sự khuyến khích. Mắng mỏ và chỉ trích có thể phá hủy rất nhanh mầm mống của sự hào hứng. Nhưng nếu bạn thành công trong việc truyền cảm hứng cho trẻ thì đồng thời bạn cũng góp phần rất lớn vào việc giúp con tập trung và tạo lập khả năng chú ý của trẻ. Thật may là có nhiều trò chơi làm con thích thú. Đây cũng là bài tập có thể áp dụng đối với trẻ em tăng động, khả năng chú ý hạn chế, trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ…Quý phụ huynh có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng con của mình.
Một số bài tập trò chơi giúp con tập trung, chú ý:
1. Đọc sách
Hàng ngày, các bậc phụ huynh hãy đọc sách hay kể chuyện cho con nghe. Đọc sách là một thói quen hữu ích nên được phát triển trong giai đoạn đầu của cuộc sống. Mẹ nên mua một số cuốn sách hay truyện tranh về động vật, cuộc sống để con có thể tìm hiểu thêm về tất cả mọi thứ trên thế giới.
Đây là bài tập tốt nhất để luyện sự lắng nghe, giúp con tập trung khi học tập. Bạn đừng sợ lặp đi lặp lại một câu chuyện. Nếu con bạn muốn nghe đi nghe lại một câu chuyện đến khi thuộc cũng tốt. Tất cả mọi người có xu hướng thích những thứ quen thuộc. Câu chuyện cũng giống như bài hát. Thi thoảng hãy để trẻ kể lại những gì chúng vừa nghe. Khi hát và kể chuyện không cần sự hoàn hảo mà quan trọng là niềm vui của hai mẹ con khi làm việc đó.
2. Đoán đồ vật
Bạn hãy bày ra trước mặt trẻ những đồ vật mà trẻ yêu thích. Tiếp theo, hãy yêu cầu trẻ nhắm mắt lại. Bạn lấy đi một đồ vật, sau đó bảo trẻ mở mắt ra, và đoán xem đồ vật nào đã biến mất. Tùy theo năng lực của trẻ, bạn có thể tăng hoặc giảm thiểu độ khó đối với trẻ. Số lượng đồ vật có thể là 3, 4 hoặc nhiều hơn.
3. Ghép hình
Ghép hình rèn luyện việc lập kế hoạch, quan sát chính xác và kỹ năng vận động. Trò chơi rèn luyện trí nhớ trực quan. “Ghép hình” đặc biệt phù hợp để bạn cùng trẻ luyện tập một việc rất quan trọng, đó là nói ra suy nghĩ.
4. Cho trẻ nghe nhạc
Khi cho bé nghe đi nghe lại một bài hát, bé sẽ ghi nhớ, giúp con tập trung hơn trong lúc nghe. Phụ huynh hãy chuẩn bị một quyển sách nhạc hoặc một đĩa CD và hát cùng con. Trẻ em tuổi mẫu giáo có thể ghi nhớ lời bài hát ngay lập tức. Bạn và con có thể hát mọi lúc, mọi nơi, cả khi làm việc nhà và trong xe.
Cha mẹ cũng có thể cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, các khóa học FasTracKids cho trẻ,… để trẻ được gặp gỡ với các bạn đồng trang lứa, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.
Theo cô Phạm Thị Thủy – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara