Ăn, ở, mặc, học tập là 04 nhu cầu cơ bản của con người. Tuy nhiên thường thì các bậc cha mẹ sẽ chọn cách giáo dục, giúp trẻ thông minh con thông qua việc học tập, quản lí chỗ ở, cách ăn mặc lịch sự… chứ ít phụ huynh nào sử dụng được cách giáo dục con thông qua việc cho trẻ làm bếp – một công việc liên quan mật thiết đến cách ăn uống và hành xử của trẻ.
Dạy kỹ năng và uốn nắn cho trẻ từ việc làm bếp vừa khơi gợi được sự tò mò của trẻ, đồng thời giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên và chân thực nhất. Vậy làm sao để giáo dục trẻ từ việc làm bếp đây?
1. Cho phép trẻ nấu các món ăn thật sự
Trẻ sẽ luôn có những “món tủ” yêu thích như khoai tây chiên, gà rán hoặc trứng ốp la. Trong đó có những món ăn vô cùng đơn giản, có thể giúp trẻ thông minh bằng cách cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ một vài lần là trẻ có thể tự nấu được như rán trứng, luộc rau, hâm lại đồ ăn bằng lò vi song. Tất nhiên cách chế biến món ăn này cha mẹ cũng nên chú ý tới độ tuổi cũng như hình dáng cơ thể của trẻ để đảm bảo an toàn cũng như phù hợp về “độ khó” khi chế biến.
Con hoàn toàn làm được món ăn mình yêu thích sẽ giúp trẻ tự tin hơn, trẻ sẽ không bị ôm bụng đói dù tủ lạnh luôn sẵn đồ. Ngoài ra trẻ còn được rèn khả năng xử lí tình huống và tự phục vụ rất hiệu quả nữa.
2. Không nói chuyện hoặc nếm thử quá nhiều đồ ăn khi đang nấu dở
Trong quá trình nấu ăn khâu an toàn vệ sinh thực phẩm rất quan trọng, do đó cả cha mẹ và bé khi nấu ăn nên tuân thủ cách quy trình cũng như hạn chế “ăn vụng” khi nấu ăn.
Hành động tưởng chừng nhỏ bé như vậy nhưng sẽ giúp trẻ thông minh, hình dung được việc quan trọng khi lắng nghe và làm theo những quy tắc. Trẻ sẽ bỏ qua được các cảm giác thèm thuồng ban đầu để tập trung làm xong món ăn và thưởng thức. Thật thú vị khi trẻ vừa có thể nấu ăn lại vừa học được tính kiên nhân phải không nào.
3. Tin tưởng giao “trọng trách” cho con
Khi nấu ăn cha mẹ hãy cho trẻ quyết định về cách chế biến món ăn định nấu. Một bát canh hơi mặn hay một quả trứng ốp không nguyên vẹn cũng không thể làm đứa trẻ đó thất vọng bằng việc người lớn khoán cho trẻ phải luôn đúng, nếu sai trẻ sẽ có cảm giác mắc lỗi thậm chí từ chối tham gia bất cứ lời đề nghị nào ở tương lai.
Giao việc cho trẻ đồng thời kèm trách nhiệm hoàn thành theo cách trẻ muốn (tất nhiên cần đảm bảo sự an toán của trẻ trước) là một cách để giúp trẻ thông minh, rèn kỹ năng tự lập, chọn cách đối diện với tình huống và chịu trách nhiệm với những hành động của mình. Việc cho trẻ sửa sai (nấu lại món ăn ở lần sau) cũng là một cách khuyến khích cho trẻ nên thử trải nghiệm và sửa chữa nếu có lỗi.
4. Sáng tạo phá cách khi món ăn đã hoàn thiện.
Việc trang trí tác phẩm của mình khi đã làm xong chính là khâu cuối cùng. Trẻ đã mất nguyên một thời gian dài để hoàn thành công phu món ăn theo ý mình thì việc sáng tạo về cách trang trí cũng sẽ làm trẻ hào hứng không kém.
Khi trẻ trình bày món ăn trên đĩa, bát, bàn ăn… là một cách khơi gợi về cách bố trí màu sắc, lựa chọn hình khối cũng như tư duy sáng tạo.
Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp trẻ thông minh bằng cách tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ,… Con sẽ được tiếp cận với những phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi, cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết cho trẻ ở thế kỉ 21!
Theo GL Nhung – Trường nhóm Giáo viên bô môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara