Hãy dạy trẻ những điều quan trọng hơn thay vì bắt trẻ nói “xin lỗi”

Bắt con xin lỗi ngay” có lẽ là phản ứng của hầu hết các bậc phụ huynh khi thấy trẻ làm sai gì đó. Nhưng ngược lại hành động này của các phụ huynh lại khiến trẻ càng trở nên bướng bỉnh hơn.

Cha mẹ nên dạy kỹ năng sống trẻ em để trẻ hiểu và trở nên trách nhiệm hơn với hành động của mình.

Thay vào đó, điều quan trọng hơn mà cha mẹ cần phải dạy kỹ năng sống trẻ em để trẻ để trở nên trách nhiệm hơn với hành động của mình. Khi các trẻ càng thực hành nhiều, trẻ sẽ tự giải quyết điều này tốt hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong việc rèn luyện kỹ năng sống trẻ em đặc biệt là trong các tính huống trẻ mắc lỗi.

  • Đầu tiên, tách trẻ ra

Nếu xảy ra xung đột bạo lực, bước đầu tiên là bạn phải tách trẻ ra để không có ai bị thương. Bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc, nhưng không được tức giận. Hãy giúp trẻ cảm thấy yên tâm để nói ra cảm xúc của mình và thành thật về những gì đã xảy ra.

Khi những đứa trẻ trở nên tương đối bình tĩnh và làm chủ được hành vi, chúng sẽ sẵn sàng để nói chuyện.

  • Sau đó, hãy đặt câu hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra? Con cảm thấy thế nào?”

Hãy bắt đầu bằng việc hỏi từng đứa trẻ chuyện gì đã xảy ra. Sau đó hỏi xem trẻ cảm thấy thế nào. Câu hỏi này giúp trẻ suy nghĩ hành động của mình và hướng giải quyết. Đây cũng là cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là khả năng kiềm chế cảm xúc.

Bình tĩnh hỏi rõ trẻ nguyên nhân để trẻ có thời gian kiềm chế cảm xúc

Lặp lại những gì trẻ nói để chắc chắn rằng bạn hiểu và đồng thời đứa trẻ còn lại cũng vậy ‘Con cảm thấy buồn vì bạn nói không muốn chơi với con và đẩy con.’

  • Tiếp theo, hãy hỏi trẻ về cách con muốn xử lý trong tình huống này.

Thay vì trừng phạt trẻ, hãy hỏi xem trẻ nên làm gì để xử lý tình huống phù hợp hơn. Trẻ có thể cần giúp đỡ để có thể đưa ra câu trả lời. Đặc biệt trong lần đầu tiên xảy ra, vì vậy bạn có thể cho trẻ một vài lựa chọn thay thế về việc trẻ nên hành xử như thế nào.

Dần dần, trẻ sẽ rèn được rèn luyện kỹ năng sống trẻ em và khả năng tự giác làm điều này.

  • Sau đó hãy giúp con để con cảm thấy thoải mái hơn

Đa số trẻ sẽ bình tĩnh sau khi nói chuyện. Nhưng đôi lúc, vẫn sẽ có trẻ cảm thấy bị tổn thương hoặc buồn bã. Bạn có thể hỏi xem trẻ cần gì để cảm thấy tốt hơn?

Trẻ thường sẽ yêu cầu một cái ôm, đôi khi là uống nước hoặc chườm đá nếu trẻ bị đau. Điều này sẽ giúp đôi bên đều cảm thấy tốt hơn nếu để trẻ giúp đỡ lẫn nhau.

Nhẹ nhàng ôm trẻ sẽ giúp trẻ có cảm giác tốt hơn.
  • Vậy liệu có lời xin lỗi nào được áp dụng ở đây?

Xin lỗi không phải hoạt động bắt buộc nhưng nó tạo nên kỹ năng sống tuyệt vời mà trẻ cần phải được thực hành. Thay vì bắt con phải xin lỗi, hãy làm mẫu cho chúng. Trẻ thường bắt trước hành động của người lớn rất nhanh, nên để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả thì điều đầu tiên bố mẹ hãy làm gương cho trẻ.

  • Nói xin lỗi với con, hoặc với những người khác trước mặt con.

Điều này sẽ tốt hơn là việc chỉ bắt con nói “xin lỗi”. Hãy giúp trẻ hiểu cách nói xin lỗi và hiểu những lời này sẽ giúp trẻ, và những người khác cảm thấy tốt hơn như thế nào. Một số trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói lời xin lỗi.

(Theo cô Phan Hường – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn