Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có cá tính riêng, chúng đều cần dạy kỹ năng sống cho trẻ đúng đắn chứ không phải là bắt chước từ những đứa trẻ khác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách nói về sự thành công của những đứa trẻ khác nhau trên thế giới. Và các bậc cha mẹ đua nhau mua những cuốn sách ấy về. Họ đọc những sách ấy cho con nghe, lấy đó làm tấm gương yêu cầu con mình phải noi theo, làm cho những đứa trẻ cảm thấy rất bức xúc, chúng không hiểu tại sao mình lại phải làm theo những thứ đó. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
Các bậc cha mẹ luôn muốn rằng: Khi con người ta mở ra một “cánh đồng khoa học”, thì con của tôi cũng phải đảm nhiệm một “khu vườn tri thức”.
Con chúng ta đều có những điểm khác nhau vậy nên:
Đầu tiên, để giúp con hoàn thiện tốt các kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy bình tĩnh quan sát con mình, thấu hiểu con một cách toàn diện, từ sở trường đến sở đoản, những sự đáng yêu, tinh nghịch của con. Khi bạn đã thấu hiểu con, nhìn từ góc độ của con trẻ và từ góc độ của chính mình. Bạn sẽ thấy đó là máu thịt của bạn, là con của bạn, là sự tiếp nối cuộc sống của bạn và con là duy nhất!
Thứ hai, đối với chúng ta các con đều rất quan trọng, nhưng không thể vì thế mà bắt con phải chịu những áp lực không thuộc về con. Điều này sẽ làm ảnh hướng đến quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Nếu như cha mẹ yêu cầu con tham gia vào cuộc đua theo một hình mẫu có sẵn, thì con sẽ không còn quan trọng nữa bởi vì chúng ta không còn phân biệt được con với những đứa trẻ khác. Sự nổi trội của con bạn nằm ở vị trí độc nhất vô nhị, nằm ở ưu thế thậm chí ở khuyết điểm của con, bởi vì ở đó tiềm ẩn niềm hy vọng và tiềm năng vô tận.
Thứ ba, con cái cũng cần được nhận sự tôn trọng từ cha mẹ. Trong cuộc thử thách, những đứa trẻ giành vị trí cao thường sẽ được tung hô, ca tụng, thậm chí đưa lên tầm cao mới ngoài sức với của con; còn những đứa trẻ vị trí thấp thì dưới áp lực, sự trách móc của gia đình con sẽ tự cho rằng mình là đứa con vô tích sự, mình không có giá trị gì, không ai yêu quý mình, dẫn đến suy sụp tinh thần, đánh mất niềm tin làm ảnh hưởng xấu đến quá trình cải thiện kỹ năng sống của trẻ. Mà phụ huynh không biết rằng việc đó sẽ là chất kích thích tốt cho trẻ, nó chỉ làm cho đứa trẻ bị đẩy xa khỏi niềm vui. Khi đại não bị ức chế thì những hoạt động của con cũng bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, cha mẹ cần phải hiểu rằng, con cái đều có con đường riêng của chúng. Chỉ cần có sức khỏe, bản thân chúng có khát vọng, thì chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, tiến bộ và giỏi giang. Ngoài ra cha mẹ hãy tìm hiểu và cho trẻ tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ,… để con được phát triển tốt nhất ngay từ ban đầu. Ở đây trẻ sẽ được tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi để phát triển tốt các kỹ năng cần thiết thế kỉ 21.
Theo cô Bùi Thị Hoa – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara