Tính cách là điều được hình thành từ môi trường sống có ảnh hưởng tới thái độ và kết quả học tập. Tuy nhiên mức độ phát triển ảnh hưởng tới khả năng kéo dài sự tập trung và hứng thú của trẻ. Đó là trẻ thuộc kiểu phát triển sớm hay muộn. Xu hướng này có chung ở sinh vật, con người cũng không thuộc ngoại lệ. Tùy thuộc theo trẻ thuộc kiểu nào mà cách tác động sẽ khác nhau. Vậy đối với trẻ có kiểu “phát triển muộn” ta cần làm thế nào? Với trẻ “phát triển sớm” ta cần làm thế nào?
- Kiểu phát triển sớm
Có những trẻ trông giống người lớn từ khi còn nhỏ, tuổi tinh thần nhiều hơn tuổi thực tế. Những trẻ này vừa có nhiều hứng thú, vừa có khả năng tập t rung cao, học tập cũng tốt. Tuy nhiên những điểm tốt này có xu hướng giảm đi theo sự tăng lên của tuổi tác, trừ trường hợp ngoại lệ là các thiên tài.
Trẻ có khuy hướng phát triển sớm thường trải qua tuổi tinh thần nhanh, nhưng nếu để đặc tính đó trở thành điều bất lợi thì thật là đáng tiếc. Điều cần ưu tiên là cảm xúc của trẻ. Nếu quên đi mất cảm xúc của trẻ thì dù việc trước mắt có suôn sẻ diễn ra đi chăng nữa nhưng khi xét trên một quá trình dài hơn thì đến một lúc nào đó sẽ nảy sinh phản kháng, Vì trẻ cố khuynh hướng từ sớm sẽ có năng lực ngôn ngữ và khả năng lí giải rất cao ngay từ khi còn nhỏ nên nếu người lớn chịu khó lắng nghe thì sẽ có thể giúp trẻ phát triển hết được khả năng tư duy của mình.
Kiểu phát triển sớm này nếu không được dạy bảo cẩn thận thì việc gì cũng làm nhưng sẽ không nghiêm túc.
Với kiểu như vậy ta nên áp dụng phương pháp “liệu pháp sốc”. Có nghĩa là cho trẻ trả nghiệm những việc thường ngày không có. Hãy cho trẻ trải nghiệm không thuộc về cuộc sống hàng ngày như dẫn trẻ đi du lịch nước ngoài, đi cắm trại, leo núi, trượt tuyết, hay trẻ dự các cuộc thi thử, thăm quan trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Kiểu phát triển muộn
Những trẻ mà có mức độ phát triển chậm hơn so với trẻ đồng lứa, tuổi tinh thần cũng ít hơn các bạn cùng lứa. Hoàn toàn ngược lại so với xu hướng sớm, nhiều trẻ thuộc kiểu phát triển muộn khó có thể nói là có khả anwng học tốt, giữ ý chí tập trung được lâu để đạt được mục tiêu cao. Tuy nhiên việc vội vàng muốn con phát triển nhanh cũng giống như việc tưới quá nhiều nước vào cây.
Cần vừa quan sát con phát triển, vừa trang bị những điều cần thiết để phát huy được các năng lực tiềm ẩn ở con. Một trong những “điều cần thiết” trang bị cho trẻ là đọc sách.
Thông quá đọc sách ta có thể theo dõi được rất nhiều cảnh đời của mọi người, tích lũy kiến thức, tăng khả năng tư duy khi đặt mình vào vị trí người khác và cũng nuôi dưỡng khả năng đồng cảm với mọi người.
Trong thời kì chuẩn bị trước khi trẻ trở nên nghiêm túc học, nhiệm vụ của bố mẹ là hãy quan sát đặc tính của trẻ và tìm xem trẻ cần trang bị thêm điều gì. Trường hợp của tôi là “đọc sách” và dã ngoại, nhưng tùy thuộc vào từng trẻ mà điều đó sẽ khác nhau. Đó có thể là rèn luyện thể lực, có thể là việc chơi một loại nhạc cụ nào đó. Người có thể tìm ra được điều cần thiết cho con trong nhiều trường hợp chính là mẹ, người thường xuyên ở bên và quan sát.
Các phụ huynh hãy luôn nhớ rằng: Không so sánh với những đứa trẻ khác, con mình là con mình.
Vừa rồi là những kiến thức vè phát triển sớm hay muộn ở trẻ. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này .
Giáo viên Nguyễn Thị Huế – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara