Kẻ cắp thời gian

Ai cũng muốn tương lai của mình sau này sẽ tươi đẹp, giàu sang nhưng không phải ai cũng biết cách chúng ta đang sống ở hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính chúng ta sau này. Vì vậy, chúng ta cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ ban đầu để con có một tương lai tươi sáng. Bạn chọn cách sống nhàn hạ, buông thả thì bạn sẽ nhận một tương lai nghèo khó, xấu xí và thất bại. Nhưng hiện tại, bạn chọn cách sống lành mạnh, bạn biết quản lý chính bản thân mình thì chắc chắn tương lai sau này của bạn là một tương lai tươi sáng, thành công và hạnh phúc.

Trong cuộc sống, khi có một nhiệm vụ, nếu các bạn không bắt tay vào làm ngay hoặc có tâm lý lảng tránh, để một thời gian sau mới thực hiện thì chắc chắn thời gian để bạn thực hiện nhiệm vụ đó sẽ bị dồn lại và trở nên quá tải. Lúc này bạn sẽ vội vàng, làm qua loa, bộp chộp dẫn đến nhiều sai sót hoặc không đáp ứng được chất lượng và kết quả là thất bại trong bận rộn.

Bố mẹ nuông chiều trẻ sẽ dẫn đến việc con ỷ lại, trì hoãn việc học

Nguyên nhân chúng ta ở hiện tại lại hủy hoại mình ở tương lai chính là do trì hoãn. Điều này ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trì hoãn là việc lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó luôn bị hoãn lại, ngưng lại, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quên. Nhưng trì hoãn vẫn chưa là nguyên nhân chính mà kẻ đáng trách nhất ở đây là chính bản thân chúng ta.

Đặc biệt với các bạn học sinh, lứa tuổi còn ham thích vui chơi, chạy nhảy. Các bạn không khỏi bị những cám dỗ từ bạn bè, mạng xã hội (facebook, youtube…) hay sách truyện, game online,… Vậy nguyên nhân nào khiến các bạn học sinh hình thành thói quen trì hoãn này?

1. Thói quen

Sự trì hoãn bắt đầu từ sự lười biếng để mọi việc vào một thời điểm khác để thực hiện, và không có nhiều động lực để làm ngay, làm gấp gáp. Cha mẹ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ ban đầu, những thói quen đầu tiên của sự chăm chỉ hay lười biếng sẽ quyết định rất nhiều trong quá trình phát triển của trẻ.

Trẻ không có hứng thú học tập do thói quen được vui chơi tùy ý
  • Chờ khi có hứng: Một số bạn không thích làm việc này, việc kia do chưa cảm thấy hứng thú. Hoặc khi tâm trạng bạn không thoải mái, cảm xúc không tốt nên không thực hiện mà đợi đến lúc tinh thần thoải mái rồi mới bắt tay làm.
  • Chờ tới đúng lúc: Nhiều bạn không nghĩ đã tới lúc cần phải hành động trong khi thực sự thì thời điểm đó đã tới. Biểu hiện qua kiểu bình chân như vại, chờ nước đến chân rồi mới nhảy, chờ cho hội tụ đủ Thiên – Thời – Địa lợi – Nhân hòa.
  • Khi có cảm giác bị ép buộc phải làm việc, thì sự hưng phấn sẽ giảm sút đi và không có nhiều động lực để thôi thúc họ háo hức bắt đầu công việc

2. Năng lực xử lý

Sự trì hoãn tình hình khi đánh giá không đúng mức công việc, độ khó khăn và thời gian dành cho một hoạt động cụ thể. Một lỗi chủ yếu mà mọi người hay mắc phải khi trì hoãn công việc là thấy thời gian còn lại quá dư dả. Nguyên nhân này biểu hiện qua các mặt cụ thể như:

  • Chủ quan, coi nhẹ mức độ khó khăn của công việc: Nhiều bạn nghĩ công việc họ làm không phứ tạp lắm và không dành nhiều thời gian hoặc quan tâm làm sớm. Khi bắt tay vào làm việc thì các bạn mới nhận ra cần phải nỗ lực nhiều hơn họ tưởng. Một số người khi thấy việc dễ dẫn đến việc quá chủ quan trong tính chất công việc, và điều gì quá dễ dàng vô hình trung cũng bị trì hoãn do tính chủ quan của mỗi người.
  • Nhận thấy công việc không khẩn cấp: Một trong những yếu tố khiến nhiều người hành động chính là tính khẩn cấp, cần thiết và cấp bách, bức xúc của vấn đề. Ngược lại, những công việc mà giải quyết nó chưa thực sự cần gấp cho thời điểm hiện tại lại được liệt vào danh sách trì hoãn dù đáng lẽ ra thời điểm thực hiện là vào ngay lúc đó. Tiêu biểu là kiểu học dồn, học chạy, học nhồi nhét, không học bài, ôn bài từ lâu trước khi kỳ thi mà chỉ dành một khoản thời gian gấp gáp, cận kề ngày diễn ra kỳ thi.

3. Sợ, e ngại

Sự trì hoãn là một cơ chế để đối phó với sự lo lắng liên quan khi bắt đầu thực hiện một công việc hoặc việc hoàn thành nhiệm vụ được giao hay là thời khắc để ra quyết định, sự lo âu này khiến con người trì hoãn nhất là đối với những người làm việc theo kiểu bốc đồng, tài tử, làm theo sở thích, ngẫu hứng.

Trẻ e ngại, sợ sệt sẽ gây nên tính ỷ lại, không dám thể hiện bản thân
  • Sợ thất bại, sợ hỏng việc: Nỗi sợ hãi hay lo âu về sự thất bạikhi thực hiện một công việc: Nhiều người hoài nghi năng lực của mình, liệu mình có đủ sức để làm việc. Ngoài ra người trì hoãn thường thiếu tự tin vào bản thân, ít mong đợi rằng họ sẽ hoàn thành được nhiệm vụ.
  • Sợ khó, ngại khó: Trong trường hợp công việc được cho là quá khó khăn thì cũng có xu hướng bị trì hoãn nhiều, do nhiều người có tâm lý ngại giải quyết vấn đề nan giải, tâm lý ngán khi phải làm và nản khi chưa bắt tay vào công việc.
  • Sợ thành công, sợ bị
  • kỳ vọng, sợ đố kỵ: Một số người lo lắng nếu làm tốt thì người ta sẽ kỳ vọng vào mình, giao thêm nhiệm vụ.

Để không vướng vào sự e ngại, sợ sệt này, chúng ta cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ ban đầu

Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đúng cách nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy cho con tham gia vào các khóa học FasTracKids cho trẻ, chương trình trại hè bán trú,… Ở đây, trẻ được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa, tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng lứa tuổi để cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.

Theo cô Nguyễn Thị Nhật Lệ – Giáo viên bộ môn kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn