Khen ngợi trẻ sao cho đúng?

Trẻ em thích được nói rằng chúng tuyệt vời như thế nào và bố mẹ tự hào về chúng như thế nào. Trẻ coi lời khen ngợi là một phần thưởng. Ý thức tích cực về bản thân là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bố mẹ có thể tặng cho con mình. Trẻ em có lòng tự trọng cao, cảm thấy được yêu thương, có năng lực và hạnh phúc. Chính vì thế, lời khen ngợi cũng góp phần phát triển kỹ năng sống cho trẻ.

khen-ngoi-tre-sao-cho-dung
Trẻ coi lời khen ngợi là một phần thưởng

Khen ngợi cũng là một cách giúp các con học được những loại hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận. Hơn cả, lời khen cũng là một biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, vừa đơn giản cho các vị phụ huynh, vừa khiến con em mình có được cảm giác khích lệ để tiếp tục trau dồi bản thân.  Dưới đây là một số lưu ý để việc khen ngợi giúp con trở nên tự tin và có trách nhiệm hơn.

1. Tập trung vào quá trình thay vì kết quả

Những đứa trẻ nhận được những lời khen cho những nỗ lực của chúng sẽ kiên trì và tập trung hơn so với những bạn nhỏ được ca ngợi về trí thông minh. Có rất nhiều biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, nhưng làm sao cho đúng, cho hay thì lại cần đến sự chọn lựa phương pháp từ phía cha mẹ. Shari Young Kuchenbecker, Tiến sĩ tâm lý học và tư vấn phát triển trẻ em ở Los Angeles nói: “Khen ngợi trẻ em thông minh về cơ bản là ca ngợi chúng vì tài năng di truyền đã cho chúng hơn là những gì chúng đang cố gắng thực hiện”.

khen-ngoi-tre-sao-cho-dung
Khen ngợi cũng là một cách giúp các con học được những loại hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận

Có những người bạn nhỏ rất thích giúp bạn chăm sóc chú chó của gia đình nhưng đôi khi lại gây ra rắc rối, bố mẹ có thể nói điều gì đó như: “Mẹ biết rất khó để mang bát nước cho chú chó mà không bị đổ, nhưng mẹ thích cách con đang cố gắng”. Nếu đứa trẻ của bạn thích chơi đá bóng, hãy thử đổi cách khen: “Bố thích cách con chạy theo bóng trên sân”.

2. Mô tả cụ thể hành động được chấp thuận và đáng khen ngợi

Bố mẹ hãy chú ý hơn đến những điều nhỏ nhặt có thể ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ em phát triển mạnh nhờ sự chú ý, điều này khiến cho chúng cảm thấy được nuôi dưỡng. Bậc phụ huynh cũng có thể thúc đẩy cái tôi của con bạn bằng cách bình luận và mô tả chi tiết những gì trẻ đang làm, điều mà con bạn sẽ coi là một hình thức khen ngợi. Ví dụ, bạn nói: “Cảm ơn con đã tự giác đánh răng mà không cần bố mẹ nhắc nhở”.

khen-ngoi-tre-sao-cho-dung
Trẻ em phát triển mạnh nhờ sự chú ý, điều này khiến cho chúng cảm thấy được nuôi dưỡng

Tuy nhiên, nếu bạn khen ngợi quá nhiều thì bạn sẽ bị mất uy tín và lời khen ngợi sẽ không có tác dụng. Trẻ em có thể nhận ra đâu là lời khen không thành thật và lời khen thực tế. Một lần nữa hãy mô tả cụ thể hành động được chấp thuận và đáng khen ngợi của trẻ. Ví dụ khi con đang tô vẽ một bức tranh, bố mẹ hãy khen: “Bố thích cách con tô màu ở góc này của bức tranh” hay “Đây là sự kết hợp màu sắc thú vị mà con đã chọn” thay vì khen ngợi: “Con là họa sỹ giỏi nhất thế giới”.

3. Thúc đẩy sự tự tin của con

Có những việc mà con bạn không thực sự làm tốt, đôi khi chúng buồn và thất vọng về bản thân. Lúc này, bố mẹ có thể thừa nhận nỗi thất vọng của trẻ nhưng sau đó mang đến hy vọng và sự lạc quan. Nếu con bạn nói: “Con không thể vẽ một chú cá heo”, bạn hãy thử nói: “Ồ, chú cá heo đó rất khó vẽ hãy thử vẽ một quả bóng rồi vẽ chú cá sau”. Nếu trẻ gặp khó khăn về việc đi xe đạp, bố mẹ hãy lại gần và động viên: “Giữ thăng bằng trên xe là một việc khó khăn nhưng nếu con tiếp cố gắng thì con sẽ làm được điều đó”. Khích lệ con đôi khi lại là một biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả nhất.

khen-ngoi-tre-sao-cho-dung
Khích lệ con đôi khi lại là một biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả nhất.

Sự lạc quan, lòng tự trọng cần được song hành. Khi một đứa trẻ đang thử một điều gì đó mới mẻ, sự khích lệ từ bố mẹ là điều cần thiết tuyệt vời. Bên cạnh việc khích lệ, bố mẹ hãy tìm các phương pháp để nâng cao lòng tự trọng, sự tự tin của trẻ như:

Đưa ra các lựa chọn cho trẻ:  Trong một tập hợp các tùy chọn hợp lý do bố mẹ đặt trước sẽ giúp con cảm thấy được trao quyền, được tôn trọng. Ví dụ: Khi đi siêu thị, cho trẻ được chọn mua món cá hay món thịt vào bữa trưa. Cách này đã được nhiều bậc phụ huynh áp dụng và không thể phủ nhận đây chính là cách đề rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tốt nhất.

Đừng bao giờ làm mọi thứ cho trẻ: Hãy kiên nhẫn để trẻ được tự giải quyết mọi việc khi đã nhận thức và hiểu rõ vấn đề của mình. Sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn khi bố mẹ mặc đồ hay đút đồ ăn sáng cho trẻ nhưng để con tự làm những điều đó sẽ giúp trẻ học được các kỹ năng sống cho trẻ mới. Càng tiếp xúc và trải nghiệm nhiều thử thách mới thì trẻ càng trang bị thêm cho mình những cách khác nhau để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

khen-ngoi-tre-sao-cho-dung
Hãy dạy con cách để tự tin hơn

Nói với trẻ về sự không hoàn hảo: Không có ai hoàn hảo và cách mà con trẻ phản ứng với những sai lầm và thất vọng của mình sẽ tô màu cho bức tranh tương lai của con. Cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con, hiểu cho những cảm xúc đầu đời của con và giúp con rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ để sau này con không còn bỡ ngỡ trên những vấn đề trong cuộc sống.

Cuối cùng, đừng bao giờ so sánh con với anh chị hoặc một người bạn khác. Thay vào đó, bố mẹ hãy đề cao cá tính đặc biệt của con, hãy cho con thấy những nhược điểm của con đặc biệt chứ không hề khác biệt.

(Theo cô Nguyễn Hân – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn