Khi bệnh mất tập trung gõ cửa phòng con bạn

Phụ huynh thường đau đầu làm thế nào để con tập trung vào học?

Làm gì đây khi con sắp thi học kỳ mà không chịu học?

Ngay cả khi ăn cơm con cũng không chịu ngồi ăn xong bữa cơm?

Và rất nhiều những câu hỏi phải làm thế nào để con tập trung vào từng việc mà con làm, quan trọng nhất là tập trung vào việc học đang khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu mỗi khi nghĩ tới. Vậy để phát triển kỹ năng sống cho trẻ chúng ta cần làm gì?

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh mất tập trung

Các bạn nhỏ trong khoảng từ 3 – 10 tuổi thường tò mò về thế giới xung quanh và hiếu kì muốn biết những thứ lần đầu tiên con được thấy. Các bạn nhỏ dễ mất tập trung vào những thứ nhỏ nhặt nhất như: một tiếng động nhỏ, một câu nói hay chỉ có một con kiến nhỏ xuất hiện cũng đủ để con xao nhãng.

Những nguyên nhân dẫn đến mất tập trung:

1. Sử dụng thiết bị công nghệ

Nhiều bậc phụ huynh thường chiều con bằng cách cho con sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh như SmartPhone, TV,… để con có thể ngồi một chỗ cho bố mẹ làm việc. Con có thể tập trung nhưng là tập trung vào SmartPhone, TV thay vì con tập trung vào học tập. Ngoài ra, các thiết bị công nghệ không những ảnh hưởng đến sự tập trung của con mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của con nữa. Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng đắn, cha mẹ cần hạn chế việc cho con sử dụng thiết bị công nghệ.

Trẻ sử dụng Smartphone, TV quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự tập trung trong việc học

2. Phương pháp giáo dục của gia đình

Từ nhỏ, các con không chỉ được ông bà, bố mẹ rong chơi khắp xóm để dỗ con ăn, được vừa xem TV vừa ăn. Con không tập trung một phần do sự thiếu kỉ luật từ nhỏ của con một phần do cha mẹ không kiên trì uốn nắn con, ngược lại giúp con ỷ lại vào cha mẹ, giúp con bỏ dở những công việc đang làm mà không làm đến nơi đến chốn.

3. Môi trường xung quanh làm con xao nhãng

Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ thật tốt, cha mẹ hãy tạo cho con một góc học tập yên tĩnh, thoáng mát. Nơi con học  không có không gian yên tĩnh, có nhiều người qua lại, phòng học của con có nhiều đồ chơi, đồ đạc không liên quan khiến cho con tò mò và muốn chơi thay vì tập trung vào việc học.

(Theo cô Vi Thị Quỳnh – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn