Khi nhút nhát cản bước chân con bạn

Không có gì sai khi một đứa trẻ có tính cách nhút nhát. Nhưng nếu cảm giác ngại ngùng kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cản trở trẻ tận hưởng những trải nghiệm mới và không có được cơ hội để thực hiện những hoạt động mà con muốn làm. Đây có thể là một vấn đề khi con đã đến tuổi đến trường. Dưới đây là một số tình huống mà cha mẹ có thể gặp phải:

1. Nhút nhát khi đến môi trường mới

Hầu hết những ngày ở nhà, miệng người bạn nhỏ của bạn không bao giờ ngừng hoạt động, chiếc hộp trò chuyện này có thể lấp đầy mỗi giờ với các câu hỏi và nhận xét. Nhưng nếu một ngày, bạn đặt chiếc hộp trò chuyện nhỏ vào một khung cảnh xa lạ, chẳng hạn như một lớp học mẫu giáo hay một sân chơi với những đứa trẻ mới, con bạn “bỗng nhiên” trở nên rụt rè, trốn sau chân bạn, ôm bạn không rời.

Đừng lo, việc này không làm ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Có thể rụt rè là một phần tự nhiên trong tính cách của bé. Trong thực tế, nhiều trẻ em được sinh ra với một xu hướng thận trọng trong những tình huống mới (Theo Bernardo J.Carducci, tác giả của cuốn sách The Shyness Breakthrough). Thời gian chuyển tiếp tăng cường sự nhút nhát, vì vậy trường mầm non sẽ là thử thách cho con bạn khi lần đầu tiên đến trường. Ngay cả khi những đứa trẻ cực kỳ tự tin cũng có thể trở nên rụt rè khi con phải đối mặt với những điều bất ngờ.

Trẻ thường nhút nhát khi gặp nhóm bạn lạ

Nhiều bạn nhỏ ngao ngán môi trường xung quanh với những người xa lạ bởi vì có rất nhiều kỳ vọng từ bố mẹ về cách con nên thực hiện như: mỉm cười, vẫy tay, giới thiệu,… Hơn nữa, kích thước cơ thể của người lớn cũng khiến cho trẻ thu mình lại. Việc nghe cha mẹ và người xung quanh nói nhiều lần về những mối nguy hiểm bên ngoài xã hội, thường xuyên nhắc nhở con không được nói chuyện với người lạ cũng vô tình tạo ra tâm lý sợ hãi, không muốn lên tiếng chào hỏi một người chưa từng gặp trước đó?

  • Cách bạn có thể giúp con : Để hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy tạo cho con trò chuyện với bạn bè trong một phút trước khi giới thiệu. Khi con bạn cảm thấy rằng bạn thoải mái với người này, bé cảm thấy yên tâm hơn và sẽ có nhiều khả năng nói chuyện hơn. Yêu cầu trẻ nói câu xin chào, nhưng nếu trẻ không làm, đừng bắt ép. Nói chuyện với trẻ sau khi về nhà về lý do tại sao con cảm thấy không thoải mái và giúp con thực hành bắt tay, mỉm cười giới thiệu và trò chuyện với những người bạn quen thuộc ở nhà của mình như thú nhồi bông chẳng hạn. Bắt đầu bằng một nụ cười thân thiện, con sẽ trở nên nói nhiều hơn khi được thực hành thường xuyên.

2. Nhút nhát khi gặp những người lạ

Bạn và con bạn ghé thăm sân chơi vào một buổi chiều nhưng không thấy bất kỳ gương mặt quen thuộc nào. Bạn đề nghị con chơi với một số người bạn mới nhưng con nhất định không lại gần. Tiếp cận một nhóm mới là điều khó khăn ngay cả đối với người lớn, hãy tưởng tượng nếu bạn bước vào một bữa tiệc toàn người lạ. Trẻ mẫu giáo yêu thích sự quen thuộc với những thói quen hằng ngày, đặc biệt, trẻ rất sợ bị từ chối. Vì vậy, tình huống hày với trẻ thực sự rất khó chịu.

Trẻ hay bị sợ sệt khi gặp người lạ
  • Cách bạn có thể giúp con: Thật đáng sợ khi gặp gỡ trực tiếp mọi người. Nếu điều đó là không thể với trẻ, thay vào đó hãy đề nghị con nói chuyện với 1 – 2 người bạn trước. Góp phần vào quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ, khi con đã sẵn sàng, hãy giúp con cởi mở hơn bằng cách nói: “Có vẻ những người bạn kia cần những chiếc bút chì màu đỏ này, con có thể mang qua cho các bạn”. Nếu trẻ do dự, cha mẹ hãy đề nghị đi cùng con và giúp con giới thiệu về mình. Thay vì tập trung vào sự nhút nhát của con, hãy bắt đầu trò chuyện với các bạn cùng lớp của con và cha mẹ của chúng. Sau đó, khen ngợi sự thân thiện của những đứa trẻ khác để truyền cảm hứng cho con học hỏi hành vi của các bạn.

3. Im lặng trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ

Khi những đứa trẻ vui vẻ hòa mình vào việc giới thiệu bản thân, ca hát hay thuyết trình còn con bạn không hề mấp máy môi thậm chí còn trông như sắp khóc. Một số trẻ thích trở thành trung tâm của sự chú ý nhưng một số khác lại thích ngồi yên một chỗ và quan sát. Điều này có thể gần với loại hình thông minh hướng nội, thuộc về tính cách của trẻ. Đôi khi trẻ sợ phạm sai lầm và xấu hổ. Thậm chí, trẻ còn lo lắng rằng người khác sẽ nghĩ trẻ thật kỳ lạ.

  • Cách bạn có thể giúp đỡ: Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, bạn hãy cùng con luyện tập cách giới thiệu bản thân, học đứng thuyết trình, đọc một bài thơ để làm dịu đi sự lo lắng của con. Hãy để con biết rằng bạn sẽ đồng hành cùng con cho dù con có làm tốt hay không. Nói với con sẽ ổn nếu con chưa sẵn sàng tham gia. Một số trẻ chỉ là không thích thể hiện mình trước đám đông.

4. Xây dựng những kỹ năng xã hội đơn giản

Cha mẹ có thể giúp con trở nên độc lập và hiểu biết xã hội hơn bằng cách cho bé thực hành những kỹ năng đơn giản này khi con đến những môi trường mới:

  • Trả lời điện thoại
  • Đặt bữa ăn trong nhà hàng
  • Trả tiền cho nhân viên thu ngân tại siêu thị
  • Nói “cảm ơn”, “xin lỗi” hoặc đề nghị giúp đỡ đối với người lớn không quen (nhưng cần đảm bảo sự an toàn)
  • Đề nghị một người bạn chơi cùng/ hỗ trợ mình

Nhút nhát có thể xuất hiện khi trẻ mới sinh ra và tồn tại như một phản ứng học được do ức chế tùy thuộc vào từng tình huống. Jerome Kagan – Tiến sĩ, Đại học Harvard, phát hiện ra rằng một đứa trẻ ngần ngại tiếp cận một vật thể lạ hoặc không dám nói chuyện với người lạ lúc 21 tháng tuổi có khả năng vẫn còn nhút nhát khi 12 tuổi. Một số cha mẹ học cách chấp nhận sự nhút nhát như một phần tính khí của con. Một số khác tập trung vào việc dạy trẻ tương tác thoải mái hơn trong các tình huống xã hội. Cuối cùng, cách tốt nhất là kết hợp hỗ trợ và khuyến khích với mục tiêu không phải để loại bỏ sự nhút nhát mà giúp phát triển kỹ năng sống cho trẻ theo tính cách của chính mình để làm những việc mà con muốn làm. Mặc dù, cách tiếp cận sẽ khác nhau, nhưng một đứa trẻ nhút nhát cũng như nhiều đứa trẻ khác cần môi trường để học hỏi những gì tốt nhất cho mình.

Ngoài ra, phụ huynh hãy cho con mình tham gia vào các khóa học kỹ năng sống. Trẻ sẽ được phát triển đúng cách ngay từ nhỏ để tự tin hơn. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ trải nghiệm các khóa trại hè bán trú, chương trình FasTracKids STEM,… Trẻ sẽ được tiếp xúc, tương tác cùng các bạn đồng trang lứa, cùng nhau phát triển bản thân. Hãy để trẻ được phát triển theo cách tốt nhất!

(Theo cô Nguyễn Hân – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn