KIẾN THỨC TỪ SÁCH VỞ KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

Đây chỉ là một trong trong rất nhiều cuộc gọi trong ngày của phụ huynh gọi cho tôi. Và sau mỗi cuộc gọi tôi vẫn bị ám ảnh bởi lịch học quá kín và quá dày của các con. Liệu các con học nhiều, thật nhiều như thế thì kiến thức các con sẽ thu về được bao nhiêu? Tuổi thơ của các con có được vui vẻ theo đúng nghĩa?

– Alo
– Dạ, alo, chào cô giáo, cô ơi chị là mẹ của bạn … lớp sáng thứ 7. cô ơi, chị nghe thông báo tối thứ 7 tuần này có buổi trải nghiệm cho các con về Robot, con nhà chị cũng hào hứng muốn đến lắm, nhưng con có lịch học thêm toán, liệu khi nào mình tổ chức tiếp vậy cô? Để chị đăng ký cho con.
– Tiếc quá mẹ ạ, trước mắt mới có lịch của thứ 7 tuần này, các cô đã cố gắng lên lịch vào cuối tuần để thuận tiện hơn cho các con rồi, vậy mà con vẫn bận.
– Vâng, trong tuần con chỉ rảnh mỗi chiều thứ 2 từ 4h-6h thôi cô ạ.
– Con làm gì mà bận nhiều vậy mẹ?
– Dạ, con đi học toán tối thứ 3,5,7; học văn 2,4; học tiếng anh thứ 6, chủ nhật;, sáng chủ nhật con học nhạc nữa.
– Hix, vậy ạ mẹ? Các cô cố gắng sẽ cố gắng sắp xếp vào ngày khác, nhưng cô không chắc, có gì cô sẽ thông báo lại cho mẹ nhé..
– Dạ vâng, mẹ con cảm ơn cô, chào cô giáo!

Cuộc gọi
Những cuộc gọi với phụ huynh


Quý phụ huynh thân mến,

2 tiếng “Học thêm” hiện tại đang phổ biến trong mỗi gia đình có con em đang trong độ tuổi đến trường, nếu không muốn nói, trong thời điểm này, nhà nào có con mà không đi “học thêm” là chuyện rất lạ, rất hiếm.

Bình thường, các con sẽ học thêm các môn chính khóa. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ còn lo xa cho con học trước tuổi, trước chương trình để con mình giỏi hơn các các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, làm như vậy có chắc đã tạo được một đứa trẻ vượt trội? Hay vào đó, có thể sẽ tạo nên một đứa trẻ có tâm hồn méo mó.

Giáo dục không có nghĩa là cố nhồi nhét các kiến thức vào đầu con. Giáo dục phải giúp con phát triển những khả năng và những phẩm chất thiên bẩm của mình.

Cha mẹ nên để lại “di sản” gì cho con? 

Thay vì để lại của cải hay nền tảng học vấn, cha mẹ nên giúp con phát triển trí tuệ và khả năng tự vạch ra con đường của riêng mình.

Để làm được điều này, bạn phải dạy con biết cách tự suy nghĩ, hành động độc lập, hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân. Hãy dạy cho con biết cách làm việc chăm chỉ, tự thân vận động, kiên trì và không đầu hàng trước khó khăn. Có đạt được điểm số cao hay không cũng không quan trọng. Điều quan trọng là phải nhìn nhận sự nỗ lực của con. Bạn cho rằng điểm số 6/10 là tệ? Dù con chỉ đạt được từng ấy điểm thì bạn cũng nên nói với con rằng: “Nếu con đã cố gắng hết sức thì 6 điểm cũng chẳng khác nào 10 điểm”.

Bạn nên công nhận những nỗ lực mà con đã bỏ ra. Bạn cần thể hiện thái độ quan tâm với sự phấn đấu của con. Đừng bắt con phải đạt được điểm số tuyệt đối hoặc phải là người đứng đầu. Thay vào đó, hãy đánh giá cao nỗ lực mà con đã bỏ ra để đạt được 10 điểm hoặc vị trí đứng đầu.

Các bậc phụ huynh không nên quan trọng hóa điểm số ở trường của con. Có rất nhiều ví dụ cho thấy nhiều người đạt điểm số tuyệt đối nhưng lại chẳng làm được gì cho xã hội sau khi tốt nghiệp. Tôi cho rằng có lẽ những gia đình như thế đã nhầm lẫn trong mục đích nuôi dạy con.

Chạ mẹ hãy giúp con nỗ lực và hành động độc lập
Chạ mẹ hãy giúp con nỗ lực và hành động độc lập

Trong quyển “The Intellectual Life”, tác giả ngưởi Anh P.G. Hamerton đã thực hiện so sánh rất thú vị như sau: 


“Đà điểu và gà là hai giống chim có khả năng đi lại trên mặt đất khéo léo. Trái lại, diều hâu và nhạn không thể đi lại giỏi, nhưng chúng bay lượn rất thành thục. Hamerton tin rằng loài người cũng giống như loài chim, cũng có những mẫu người khác nhau với năng lực trí tuệ, khả năng tư duy và trí thông minh khác nhau.”


Các bài kiểm tra IQ có thể đo lường trí thông minh, nhưng không thể đo lường năng lực trí tuệ và khả năng tư duy. Những người có trí thông minh cao có thể khéo léo giải quyết được các vấn đề được giao phó. Khi còn học tập tại trường, mẫu người này thường nhận được điểm số tốt. Khi vào làm việc tại công ty, anh ta có thể hoàn tất công việc của mình một cách hiệu quả. Sau khi mẫu người này bước sang tuổi 35 và lên được chức trưởng phòng, đôi khi anh ta sẽ bị trầm cảm. Dù có thể hoàn tất công việc một cách hiệu quả nhưng anh ta vẫn thấy chán nản khi phải chịu áp lực quá lớn. Anh ta gặp hạn chế trong việc tư duy về những việc như: quản lý nhân viên, mở rộng thị trường mới, phát triển công ty…Rắc rối nảy sinh là do mẫu người này chỉ cải thiện được trí thông minh nhanh nhạy nhưng không thể trau dồi được năng lực trí tuệ và khả năng tư duy. Người có trí tuệ là người có khả năng sống một cách khéo léo. Khả năng này có liên quan đến sự nỗ lực của mỗi cá nhân.

Những người tài năng có thể hoàn thành tốt công việc mà không cần nỗ lực. Thường thì đó chính là lý do họ không luyện được tinh thần kiên trì theo đuổi mục tiêu, bất chấp những khó khăn trên con đường dẫn đến thành công.

Người tài năng thường không có sự kiên trì
Người tài năng thường không có sự kiên trì

Thông thường, những đứa trẻ đạt điểm số cao thường là những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất. Những đứa trẻ này luôn bị yêu cầu phải đạt điểm số tuyệt đối và được nuôi dạy để tìm kiếm sự hoàn hảo. Chúng sẽ bỏ cuộc trong nỗi thất vọng ê chề khi gặp phải thất bại dù chỉ là nhỏ nhất.  Điều này thật sự rất nguy hiểm. Thói quen này sẽ khiến trẻ không biết cách tự tạo động lực cho bản thân và không có sự sáng tạo. Do vậy, chúng ta không nên đòi hỏi con phải giành vị trí đứng đầu trong bất kỳ môn học nào.

Vừa rồi đã đề cập đến việc giáo dục cho trẻ không bên ngoài kiến thức sách vở. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

 Giáo viên Hoa Bùi – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn