KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC : CÁCH KIỀM CHẾ CƠN TỨC GIẬN Ở TRẺ

Thái độ nóng nảy hay những cơn giận dỗi, bực tức là những hành vi thường thấy trong những năm đầu đời của trẻ. Ít nhất điều đó thường gặp ở lứa tuổi từ 2 đến 4. Nhưng bố mẹ cũng phải giải quyết triệt để những cơn khủng hoảng thường thấy này , bằng việc giúp con kiểm soát cơn tức giận. Ở lứa tuổi càng lớn thì càng khó để thay đổi những cơn giận bộc phát, thậm chí nó sẽ kéo dài và càng dữ dội hơn. Sau này hành vi đó sẽ không còn là khủng hoảng bình thường nữa mà sẽ phát triển thành một hành vi chống đối quyết liệt. 

Khi trẻ tức giận

Hầu như trẻ từ 4 tuổi trở lên, các cơn giận dữ sẽ dần dần giảm bớt. Vào tuổi này, chúng có thể diễn đạt một cách rõ ràng những đòi hỏi của mình, học được cách thương lượng, thỏa thuận và áp dụng nhiều cách giải quyết cho một vấn đề nào đó. Và bây giờ, con cũng bắt đầu biết nghĩ đến người khác, nhìn nhận mọi chuyện từ quan điểm của người khác.

  • Tuy nhiên, trẻ vẫn cần thêm vài năm nữa để chúng có thể tư duy, suy nghĩ về bản thân như người lớn.
  • Vậy để giúp trẻ kiểm soát cơn tức giận , áp dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên là gì?

Đề nghị những người xung quanh cùng phối hợp:

Nhiều đứa trẻ nóng nảy thường không có “dây thần kinh nhút nhát”. Kể cả khi chúng không ở nhà cũng cư xử xấc xược và vô lễ. Vì vậy, khi đứa trẻ phạm nội quy dù ở nhà, hay ở trường thì đều phải có một hình phạt hợp lý cho chúng. Chỉ như vậy mới có tác dụng.

Phải có hình phạt cách ly:

Áp dụng hình phạt cách ly khi trẻ giận

Để kiểm soát cơn tức giận với những đứa trẻ có hành động bốc đồng, chúng ta phải áp dụng hình phạt cách ly mới xử lý được. Trong thời gian các ly, trẻ sẽ bị tách khỏi những hoạt động hấp dẫn, thú vị chẳng hạn như không được ngồi chơi chung cùng cả nhà. Thời gian cách ly có thể do bố mẹ quy định trên việc căn cứ và mức độ cũng như các cư xử vô lễ của trẻ.

*Hãy chọn ra không gian phù hợp để phạt, không gian càng tĩnh lặng và nhàm chán càng tốt.

*Thời gian cách ly cần được quy định rõ ràng, Hãy sử dụng một chiếc đồng hồ báo thức.

Hãy giải thích cho trẻ về hình phạt cách ly này: “Nếu con nổi giận thì ba mẹ sẽ phạt để con bình tĩnh lại. Mẹ sẽ đặt hẹn giờ 5 phút. Khi con bình tĩnh lại, mọi chuyện sẽ ổn. Nếu con vẫn bực tức hoặc tự ý bỏ ra ngoài, thời gian con chịu phạt sẽ tăng lên. Tất cả do con quyết định”.

Thời gian cách ly lý tưởng sẽ là khoảng 1 phút cho mỗi tuổi, thời gian có thể kết thúc sớm hơn nên con nhanh chóng bình tĩnh và kiểm soát lại mình. Nếu con vẫn không bình tĩnh thời gian cách ly có thể kéo dài thêm 1 đến 2 phút.

Ngay cả khi con cư xử ngỗ ngược ở nơi công cộng như quán ăn, siêu thị, bố mẹ vẫn nên áp dụng hình phạt này. Hãy giải thích rõ ràng với người phục vụ và đưa trẻ ra ngoài. Sau khi trẻ bình tĩnh trở lại, bố mẹ và con sẽ cùng quay trở lại.

=> Vì mỗi khi con tức giận điều đầu tiên con nghĩ tới chính là hình phạt cách ly nên những hình phạt sẽ giúp con kiểm soát cơn tức giận .

**Sử dụng phương pháp chơi nhập vai

Nhưng bố mẹ chỉ có thể sử dụng phương pháp này khi những cơn sóng đã lắng xuống.

Tuy nhiên những phương pháp trên chỉ phần nào giúp trẻ kiểm soát được cơn tức giận tạm thời , để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn chúng ta cần có phương pháp giáo dục bài bản . Và để giúp con có được sự giáo dục toàn diện khóa học Ismartkids của hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp con hoàn thiện các kĩ năng ứng xử và kiểm soát cảm xúc . Ngoài ra khóa học Fastrackids của Cara cũng sẽ giúp trẻ hoàn thiện và phát triển các kỹ năng xã hội thế kỷ 21 .

Hãy đồng hành cùng Cara để con bạn phát triển toàn diện các kỹ năng sống quan trọng nhé !!!

                                                                                                                                              Giáo viên kỹ năng sống

                                                                                                                                                  Phạm Thị Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện tư vấn